Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học: đồng thời cả 3 điều kiện sau:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại – phi kim hay kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
+ Ni không tác dụng với ZnCl2, Ni tác dụng với FeCl3 ---> Ni2+ + Fe2+ (ko hình thành được 2 điện cực)
+ Ni tác dụng với CuSO4 và AgNO3, kl Cu và Ag giải phóng ra bám vào thanh Ni (tạo ra 2 điện cực khác nhau về bản chất, tiếp xúc trực tiếp nhau và cùng tiếp xúc với dd chất điện li)
=> Đáp án D