Chọn một trong hai câu sau: (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo (từ khi gặp thị Nở đến hết) trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Nam Cao – cây bút hiện thực xuất sắc …
- “Chí Phèo”
+ tp xuất sắc của NC, 1 kiệt tác của văn xuôi hiện thực phê phán 3O-45
+ đề tài: người nông dân VN trước CMT8 – đặt ra vấn đề về sự tha hóa của người họ cả về nhân hình, nhân tính – kết tinh qua hình tượng CP.
+ NC nhìn thấy ở họ khát vọng lương thiện – thể hiện qua đoạn từ sau khi CP gặp TN đến hết tp.
2/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
a/ Tóm tắt cuộc đời CP trước khi gặp TN: từ 1 người nông dân lương thiện -> lưu manh -> quỷ dữ.
b/ Quá trình thức tỉnh:
Được đánh thức về bản năng Được thức tỉnh nhân tính:
- Nhận thức về cuộc sống xung quanh với những âm thanh vốn dĩ rất đời thường nhưng lâu nay đã thành xa lạ với hắn.
- Nhận thức về chính mình:
+ quá khứ: ước mơ giản dị, lương thiện
+ hiện tại: đã ở dốc bên kia của cuộc đời, ốm đau, cô độc -> sợ rượu, buồn “mắt hắn hình như ươn ướt”
- Khát vọng tình yêu “hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”
- Khát vọng lương thiện, “làm hòa với mọi người”, tin rằng “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn” -> quyết định bỏ rượu để tỉnh táo mà yêu nhau, mà làm lại cuộc đời mình.
- Nguyên nhân sự thức tỉnh: tình yêu thương chân thành, chu đáo của Thị Nở [phân tích chi tiết “bát cháo hành”]
=> Quá trình chuyển biến từ con quỷ dữ thành con người bình thường. Thì ra trong bản chất của con quỷ dữ làng Vũ Đại vẫn là con người thật đáng thương, bản chất người lương thiện chưa mất hẳn trong Chí Phèo.
c/ Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
- Nguyên nhân: Bà cô Thị Nở không cho thị qua lại với Chí => Bà cô đại diện cho định kiến xã hội. Cái tình người ở Thị Nở đã bị định kiến ở bà cô giết chết một cách phũ phàng. Tình người mong manh đã bị định kiến xã hội thôn tính.
- Nỗi thất vọng, đau đớn: Chí “rung rung khóc” , uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh
- Sự phẫn uất tuyệt vọng:
+ xách chai rượu định đến nhà bà cô TN nhưng lại đến nhà Bá Kiến -> ý thức rõ về kẻ thù của mình.
+ câu hỏi “Ai cho tao lương thiện….” -> khát vọng lương thiện mãnh liệt nhưng cũng đầy đau đớn, tuyệt vọng.
+ giết Bá Kiến rồi tự sát -> Chí hiểu rõ mình k thể quay trở về làm người lương thiện được nữa nhưng Chí đã chết trong tư thế của một con người.
- H/ảnh cái lò gạch bỏ hoang ở cuối tp -> sự quẩn quanh k lối thoát cho số phận người nông dân VN trước CM.
d/ Nghệ thuật miêu tả:
- Miêu tả tâm tí nhân vật tinh tế, sắc sảo.
- Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại đặc sắc.
e/ Đánh giá:
- Tuy chỉ 5 ngày ngắn ngủi nhưng từ khi gặp TN, CP đã thực sự sống cuộc sống của 1 con người.
- Ý nghĩa : tố cáo XH thực dân phong kiến đã bóp nghẹt quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, đẩy họ vào con đường tha hóa đến tận cùng; cái nhìn thấm đẫm tình yêu thương con người của nhà văn NC.
3/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
- TP có giá trị hiện thực nhân đạo sâu sắc.
- Tài năng của NC trong miêu tả và khắc họa tâm lí nhân vật.