Cho m gam tinh bột lên men thành C2H5OH với hiệu suất 81%, hấp thụ hết lượng CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 được 55 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại có 10 gam kết tủa nữa. Giá trị m là
*Khi cho khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2:
Do đun nóng dung dịch X thu được thêm kết tủa → dd X có chứa Ca(HCO3)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O (đun nóng)
Tính theo các PTHH thu được số mol khí CO2.
*Quá trình lên men tinh bột:
C6H10O5 → C6H12O6 → 2CO2
Từ sơ đồ và số mol khí CO2 suy ra số mol C6H10O5.
Tính khối lượng tinh bột theo lý thuyết.
Dựa vào hiệu suất suy ra khối lượng tinh bột thực tế cần dùng.
nCaCO3(lần 1) = 55 : 100 = 0,55 mol; nCaCO3(lần 2) = 10 : 100 = 0,1 mol.
*Khi cho khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2:
Do đun nóng dung dịch X thu được thêm kết tủa → dd X có chứa Ca(HCO3)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
0,55 ← 0,55 (mol)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
0,2 ← 0,1 (mol)
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O (đun nóng)
0,1 ← 0,1 (mol)
⟹ ∑nCO2 = 0,55 + 0,2 = 0,75 mol
*Quá trình lên men tinh bột:
C6H10O5 → C6H12O6 → 2CO2
0,375 ← 0,75 (mol)
⟹ mtinh bột(LT) = 0,375.162 = 60,75 gam
Do hiệu suất cả quá trình đạt 81% ⟹ mtinh bột(TT) = 60,75.(100/81) = 75 gam.