Cho m gam hỗn hợp P gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 4: 5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch Y. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Z. Dẫn Z từ từ qua dung dịch KOH dư, thấy có 4,48 lít hỗn hợp khí T đi ra (đktc). Tỉ khối của T đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m + 39,1) gam. Biết HNO3 dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Nồng độ % của Al(NO3)3 trong Y gần nhất với
X + O2 vừa đủ => Z : NO2 ; N2O ; N2
=> khí T gồm N2O và N2 có M = 40g và n = 0,2 mol
=> nN2O = 0,15 ; nN2 = 0,05 mol
=> nNO = nX – nT = 0,1 mol
NaOH + Y => kết tủa lớn nhất gồm Mg(OH)2 và Al(OH)3
=> mkết tủa – mKL = 39,1 = mOH => nOH = 2,3 mol
Vì nAl : nMg = 5 : 4 => nAl = 0,5 ; nMg = 0,4 mol
Bảo toàn e : 2nMg + 3nAl = 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3
=> nNH4NO3 = 0,0375 mol
=> nHNO3 pứ = 10nNH4NO3 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 = 2,875 mol
Thực tế lầy dư axit 20% so với phản ứng => nHNO3 đầu = 3,45 mol
=> mdd HNO3 đầu = 1086,75g
Bảo toàn khối lượng : mKL + mdd HNO3 = mdd sau + mkhí
=> mdd sau = 1098,85g
=> C%Al(NO3)3 = 9,69%
=>B