Cho hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dãy chỉ gồm các chất mà khi cho chúng tác dụng lần lượt với dung dịch Y thì đều có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là
H2SO4 dư nên Fe3O4 bị hòa tan hết theo phản ứng
Fe3O4 + 4H2SO4 loãng -> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Sau đó Fe2(SO4)3 hòa tan Cu theo phản ứng
Fe2(SO4)3 + Cu -> 2FeSO4 + CuSO4
Chất rắn dư là Cu => Fe2(SO4)3 hết
=> Chắc chắn trong dung dịch Y có chứa FeSO4 và H+ dư .
FeSO4 có Fe2+ là chất khử nên sẽ tác dụng được với các chất oxi hóa mạnh như KMnO4, NaNO3, Cl2 .
Riêng Fe sẽ phản ứng với chất oxi hóa là H+ dư => Chọn đáp án B