Cho hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng với 200ml dung dịch chứa hỗn hợp hai muối AgNO3 0,3M và Cu(N03)2 0,25M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 3,6 gam hỗn hợp X gồm hai oxit. Hoà tan hoàn toàn B trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng được 2,016 lít khí SO2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp đầu là
Hỗn hợp X gồm MgO và CuO → Dung dịch A gồm Mg2+ và Cu2+ → Mg phản ứng hết. Chất rắn B gồm Ag và Cu (nếu có).
Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag x.…..0,06 mol
Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu x-0,03...0,05mol
Mà moxit = mMgO + mCuO = 40.x + 80.(0,05 - (x - 0,03)) = 3,6g ó x = 0,07 mol. Vậy Mg phản ứng với Cu2+ tạo thành (0,07 - 0,03) mol Cu.
Mặt khác, khi hòa tan rắn B vào dd H2SO4 đặc nóng, ta có:
nAg + 2nCu = 2nSO2 + 2nCu = 2.0,09 => 2nCu = 0,06 mol (Theo ĐLBT electron).
Ta thấy mol rắn Cu thu được là 0,06 mol trong đó gồm 0,04 mol Cu tạo thành từ phản ứng trên, vậy mol Cu trong hh
kim loại là 0,02 mol (vì Mg khử hết ion Ag+, nên Cu không tham gia phản ứng).
Suy ra mhh kl = 0,07.24 + 0,02.64 = 2,96g → %mMg = 56,8%.