Cho hỗn hợp A gồm Zn, Fe vào dung dịch B gồm Cu(NO3)2, AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong thu được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối. Trình bày phương pháp tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp C và tách riêng từng muối ra khỏi dung dịch D.
Trả lời câu hỏi dưới đây:
Hóa chất nào không được sử dụng để tách các chất rắn trong hỗn hợp C?
- Tách chất rắn trong C:
C tác dụng với HCl dư:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
=>Dung dịch thu được chứa FeCl2 và HCl dư, chất rắn còn lại (Cu, Ag)
- Tách Fe: Cho dung dịch NaOH dư tác dụng với dung dịch chứa FeCl2 và HCl. Lọc lấy kết tủa, nung kết tủa trong không khí cho đến khối lượng không đổi và dùng H2 dư khử ở nhiệt độ cao thu được Fe.
HCl + NaOH → NaCl + H2O
FeCl2 + 2 NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
- Tách Ag và Cu: Cho hỗn hợp chất rắn Cu, Ag tác dụng với oxi dư ở nhiệt độ cao:
2Cu + O2 2CuO
Chất rắn thu được gồm CuO và Ag cho tác dụng với HCl dư thu được Ag không phản ứng:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Điện phân dung dịch CuCl2 thu được Cu
CuCl2 Cu + Cl2