Skip to main content

Cho hỗn hợp A gồm MgO và Al2O3. Chia A thành 2 phần hoàn toàn đều bằng nhau, mỗi phần có khối lượng 19,88 gam. Cho phân 1 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl, đun nóng và khuấy đều. Sau khi kết thúc phản ứng, làm bay hơi cẩn thận hỗn hợp, thu được 47,38 gam chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 400ml dung dịch HCl đã dùng ở thí nghiệm trên, đun nóng, khuấy đều và sau khi kết thúc phản ứng cũng lại làm bay hơi hỗn hợp như trên và cuối cùng thu được 50,68 gam chất rắn khan Trả lời câu hỏi dưới đây:Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?

Cho hỗn hợp A gồm MgO và Al2O3. Chia A thành 2 phần hoàn toàn

Câu hỏi

Nhận biết

Cho hỗn hợp A gồm MgO và Al2O3. Chia A thành 2 phần hoàn toàn đều bằng nhau, mỗi phần có khối lượng 19,88 gam. Cho phân 1 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl, đun nóng và khuấy đều. Sau khi kết thúc phản ứng, làm bay hơi cẩn thận hỗn hợp, thu được 47,38 gam chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 400ml dung dịch HCl đã dùng ở thí nghiệm trên, đun nóng, khuấy đều và sau khi kết thúc phản ứng cũng lại làm bay hơi hỗn hợp như trên và cuối cùng thu được 50,68 gam chất rắn khan

Trả lời câu hỏi dưới đây:

Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?


A.
3,5 M
B.
 4 M
C.
4,5 M
D.
5 M
Đáp án đúng: D

Lời giải của Luyện Tập 365

Khi cô cạn dung dịch sau lần thứ hai  thì khối lượng chất rắn tăng lên chứng tỏ sau lần thứ nhất các oxit chưa tan hết. Nói cách khác axit HCl hết và oxit dư sau thí nghiệm 1.

Mặt khác theo các phản ứng (1,2) ta lại thấy khi phản ứng xảy ra hai nguyên tử Cl sẽ thay thế 1 nguyên tử O có trong oxit, vì vậy cứ 2 mol HCl tham gia phản ứng thì khối lượng muối clorua tăng lên so với khối lượng oxit là: 71 – 16 = 55g

Suy ra tổng số mol HCl phản ứng là: nHCl phản ứng = \frac{47,38- 19,88}{55}.2 = 1 mol

Vậy nồng độ dung dịch HCl là CHCl = 1: 0,2= 5 M

Câu hỏi liên quan

  • Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãn

    Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ, không có không khí), thu được dung dịch A. Cho Cu (dư) vào dung dịch A, thu được dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH (loãng, dư, không có không khí) vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra? Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn

  • Có một hỗn hợp M gồm MgCO3, FeCO3, MgO, FeO trong đó số mol m

    Có một hỗn hợp M gồm MgCO3, FeCO3, MgO, FeO trong đó số mol mỗi muối cacbonat bằng số mol oxit kim loại tương ứng. Đem hòa tan hết hỗn hợp M trong dung dịch H2SO4 9,8% vừa đủ thì thu được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch FeSO4 có trong dung dịch X. Biết trong dung dịch X nồng độ phần trăm của dung dịch MgSO4 bằng 3,76%

  • Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

    Hãy xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, H. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có). Biết rằng:

    - A, B, C, D là các hợp chất hữu cơ; E, F, G, H là các hợp chất vô cơ

    - A tác dụng với dung dịch iot thấy xuất hiện màu xanh

    - E tác dụng với H tạo ra F; F không tác dụng được với H

    - G tác dụng được với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu trắng

  • Cho m gam Fe tác dụng hết với oxi thu được 44,8 gam hỗn hợp chất rắn A gồm 2 oxit (

    Cho m gam Fe tác dụng hết với oxi thu được 44,8 gam hỗn hợp chất rắn A gồm 2 oxit (FeO, Fe2O3). Cho toàn bộ lượng hỗn hợp A trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch B và 4,48 lít hỗn hợp khí C (đktc) gồm các sản phẩm khử là NO và NO2, tỉ khối của hỗn hợp C so với H2 là 1. Tính giá trị của m

  • Cho m gam bột kim loại R có hóa trị không đổi vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO

    Cho m gam bột kim loại R có hóa trị không đổi vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (m + 27,2) gam hỗn hợp rắn A và dung dịch Y. A tác dụng với dung dịch HCl có khí hydro thoát ra. Hãy xác định kim loại R và số mol muối tạo thành trong dung dịch Y

  • Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, A1, C, B

    Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, A1, C, B

  • Hòa tan hoàn toàn 0,297 gam hỗn hợp Natri và một kim loại thuộc nhóm IIA

    Hòa tan hoàn toàn 0,297 gam hỗn hợp Natri và một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học vào nước. Ta được dung dịch X và 56ml khí Y (đktc). Xác định kim loại thuộc nhóm IIA và khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp

  • Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: BaO, CuO, Fe3O4, Al

    Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: BaO, CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng (các chất có số mol bằng nhau). Kết thúc các phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Cho X vào H2O (lấy dư) thu được dung dịch E và phần không tan Q. Cho Q vào dung dịch AgNO3 (số mol AgNO3 bằng hai lần tổng số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu) thu được dung dịch T và chất rắn F. Lấy khí Y cho sục qua dung dịch T được dung dịch G và kết tủa H. Xác định thành phần các chất của X, Y, E, Q, F, T, G, H và viết các phương trình hóa học xảy ra

  • Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu xuất hiệ

    Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y và khuấy đều đến khi thấy bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết V1 lít dung dịch NaOH 2M, tiếp tục cho tiếp dung dịch NaOH vào đến khi lượng kết tủa không có sự thay đổi nữa thì lượng dung dịch NaOH 2M đã dùng hết 600ml. Tìm các giá trị m và V1

  • Có 6 ống nghiệm bị mất nhãn được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 6. Mỗi ống nghiệm đựn

    Có 6 ống nghiệm bị mất nhãn được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 6. Mỗi ống nghiệm đựng một trong các dung dịch sau: BaCl2, H2SO4, Ca(OH)2, MgCl2, Na2CO3, KHSO4. Hãy xác định dung dịch có trong mỗi ống nghiệm, viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Biết rằng khi tiến hành thí nghiệm thu được kết quả như sau:

    - Dung dịch ở ống 2 cho kết tủa với các dung dịch ở ống 3 và 4

    - Dung dịch ở ống 6 cho kết tủa với các dung dịch ở ống 1 và 4

    - Dung dịch ở ống 4 cho khi bay lên khi tác dụng với các dung dịch ở ống 3 và 5