Skip to main content

Cho đường tròn (O; R) và một điểm A cố định nằm trong đường tròn và không trùng với tâm O. Qua điểm A vẽ một dây tùy ý. Tìm tập hợp giao điểm N của các tiếp tuyến với đường tròn mà hai tiếp điểm là hai đầu của dây đó.

Cho đường tròn (O; R) và một điểm A cố định nằm trong đường tròn và không trùng với tâm

Câu hỏi

Nhận biết

Cho đường tròn (O; R) và một điểm A cố định nằm trong đường tròn và không trùng với tâm O. Qua điểm A vẽ một dây tùy ý. Tìm tập hợp giao điểm N của các tiếp tuyến với đường tròn mà hai tiếp điểm là hai đầu của dây đó.


A.
Đường thẳng n vuông góc với tia OB tại A mà OB=\frac{R^{2}}{OA}
B.
Đường thẳng n song song với tia OA 
C.
Đường thẳng n song song với tia OB
D.
Đường thẳng n vuông góc với tia OA tại B mà OB=\frac{R^{2}}{OA}
Đáp án đúng: D

Lời giải của Luyện Tập 365

Thuận: Giả sử dây cung PQ đi qua A. Hai tiếp tuyến qua P và Q cắt nhau tại N, ON cắt PQ tại C. Từ N kẻ đường thẳng n vuông góc với OA, cắt đường thẳng OA tại B.

Hai tam giác vuông AOC và NOB đồng dạng (có góc AOC chung)

=> \frac{OA}{ON}=\frac{OC}{OB}  => OB=\frac{ON.OC}{OA}

Trong ∆ OPN (OP ┴ PN bán kính vuông góc với tiếp tuyến tại tiếp điểm), ta có:

OP^{2}=OC.ON

Do đó OB=\frac{OP^{2}}{OA}=\frac{R^{2}}{OA}   (1) , OA cố định, R không đổi nên OB không đổi, điểm B nằm trên tia OA nên điểm B cố định. Vậy điểm N nằm trên đường thẳng n vuông góc với tia OA tại B.

Đảo: Lấy điểm N' bất kì trên đường thẳng n. Từ N' kẻ tiếp tuyến N'P', N'Q' với đường tròn (O; R) (P' và Q' là tiếp điểm).

Ta phải chứng minh P'Q' đi qua A.

Thật vậy giả sử P'Q' cắt ON' tại C' và tia OA tại A'.

Chứng minh tương tự như phần thuận ta có: OB=\frac{R^{2}}{OA'}  (2)

So sánh (1) và (2) suy ra \frac{R^{2}}{OA'}=\frac{R^{2}}{OA}   => OA' = OA

Vậy trên tia OB, A' trùng với A, hay P'Q' đi qua A.

Kết luận: Tập hợp giao điểm N là đường thẳng n vuông góc với tia OA tại B mà OB=\frac{R^{2}}{OA}

Câu hỏi liên quan

  • Giải phương trình (1) khi m = -5

    Giải phương trình (1) khi m = -5

  • Cho phương trình: ax2 – 2(2a – 1) x+ 3a – 2 = 0 (1)

    Cho phương trình: 

    ax2 – 2(2a – 1) x+ 3a – 2 = 0 (1)

    Trả lời câu hỏi dưới đây:

    Giải phương trình với a = -2

  • Tìm a để phương trình có 2 nghiệm nguyên

    Tìm a để phương trình có 2 nghiệm nguyên

  • Chứng minh rằng phương trình (1) luôn có nghiệm với mọi a

    Chứng minh rằng phương trình (1) luôn có nghiệm với mọi a

  • Tính AC và BD biết

    Tính AC và BD biết widehat{AOC} = alpha. Chứng tỏ tích AC.BD không phụ thuộc vào  alpha

  • Tìm đường thẳng d biết đường thẳng đó đi qua A(0;1) và có hệ số góc k

    Tìm đường thẳng d biết đường thẳng đó đi qua A(0;1) và có hệ số góc k

  • Tìm m để phương trình (1) có nghiệm .

    Tìm m để phương trình (1) có nghiệm .

  • Giải phương trình với a = -2

    Giải phương trình với a = -2

  • Chứng minh rằng d luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt M và N với mọi K

    Chứng minh rằng d luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt M và N với mọi K

  • Tính giá trị biểu thức của A với x =

    Tính giá trị biểu thức của A với x = frac{1}{2}