Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (k) N2O4 (k) ở 250C
(màu nâu đỏ) (không màu)
a) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của NO2 và N2O4. Xác định cộng hoá trị và
số oxi hoá của N trong các hợp chất đó. Tại sao NO2 có thể đime hoá thành N2O4.
Cho N (Z=7); O(Z=8)
b) Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng lên. Vậy khi hạ nhiệt
độ của bình thì màu nâu đỏ đậm lên hay nhạt đi? Phản ứng thuận toả nhiệt hay thu
nhiệt? Tại sao?
c) Khi tăng áp suất thì cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào? Tại sao?
d) Cho 18,4 gam N2O4 vào bình dung tích 5,904 lít ở 270C. Lúc cân bằng, áp suất của
hỗn hợp khí trong bình là 1 atm (nhiệt độ 270C).
a)
N trong NO2 có cộng hoá trị là 3; số oxi hoá là +4.
N trong N2O4 có cộng hoá trị là 4; số oxi hoá là +4.
N trong NO2 còn 1 e độc thân nên có thể kết hợp với nhau tạo thành N2O4.
b) Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng lên, suy ra cân bằng trên
chuyển dịch về phía có số mol khí ít hơn ( chiều thuận). Do đó phản ứng thuận là phản ứng
toả nhiệt. Vậy khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt đi.
c) Khi tăng áp suất thì cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào thuận ( về phía có số mol khí nhỏ hơn).
d) Số mol ban đầu N2O4 = 0,2 mol
N2O4 (k) 2 NO2 (k)
[] 0,2 – x 2x
Tống số mol lúc cân bằng = 0,2 + x = mol
=> x= 0,04 mol
số mol NO2 = 0,08 ; N2O4 = 0,16
=> =>
Ở TTCB : [NO2] = 0,01355M ; [N2O4] = 0,0271M ; KC = 6,775.10-3 hoặc KP = KC.RT