Cho các phát biểu sau:
(a) Độ mạnh axit : axit acrylic>axit fomic>axit axetic
(b) Không thể phân biệt stiren và anilin bằng nước brom.
(c) Axeton tan vô hạn trong nước
(d) Tripeptit và tetrapeptit đều cho phản ứng màu biure.
(e) Saccarozơ, mantozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
(f) ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với dung dịch Br2.
(g) Khi đun nóng propyl clorua với KOH/C2H5OH thì sản phẩm hữu cơ chính thu được là ancol propylic
(h) Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol.
Số phát biểu đúng là
(a) Độ mạnh axit : axit acrylic>axit fomic>axit axetic
=> Đúng. Khả năng hút e : CH2=CH- > H- > CH3- . Có nhóm hút e thì liên kết O-H trong nhóm COOH sẽ càng phân cực => tính axit càng mạnh.
(b) Không thể phân biệt stiren và anilin bằng nước brom.
=> Sai. Do Stiren làm mất màu nước Brom , trong khi anilin khi phản ứng với nước Brom tạo kết tủa trắng.
(c) Axeton tan vô hạn trong nước
=> Đúng.
(d) Tripeptit và tetrapeptit đều cho phản ứng màu biure.
=> Đúng. Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên sẽ có phản ứng màu biure
(e) Saccarozơ, mantozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
=> Sai. Saccarose không có phản ứng này.
(f) ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với dung dịch Br2.
=> Đúng. Nhóm OH đẩy e vào vòng làm tăng mật độ e ở vị trí –o và –p nên định hướng nhóm thế vào các vị trí này trên vòng.
(g) Khi đun nóng propyl clorua với KOH/C2H5OH thì sản phẩm hữu cơ chính thu được là ancol propylic.
=> Sai. Đây là phản ứng tách nước tạo propilen.
(h) Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol.
=> Sai. Là sản phẩm của phenol và anhidrit acetic hoặc clorua axit
=>Có 4 ý đúng
=>D