Cho mạch điện như hình vẽ. R1 = 2Ω, R2 là biến trở và đang có giá trị 5Ω, đèn Đ có ghi: 3V – 3W. Rp là một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có anot bằng bạc, điện trở của bình có giá trị 4Ω. Bộ nguồn gồm 7 pin giống nhau ghép nối tiếp, mỗi pin có suất điện động e = 1,5V, điện trở trong r = 0,5 Ω. Điện trở của vôn kế vô cùng lớn, điện trở ampekế không đáng kể.
1. Tính số chỉ của vôn kế và ampekế?
2. Xác định lượng chất được giải phóng ra ở catot của bình điện phân trong khoảng thời gian 48 phút 15 giây?
3. Thay đổi giá trị của biến trở R2 để đèn Đ sáng bình thường. Tính R2? Hiệu suất và công suất tiêu thụ trên bộ nguồn khi đó?
Một hạt electron chuyển động trong khoảng không gian giữa hai bản kim loại phẳng M, N được nối với nguồn điện một chiều ( hình vẽ). Coi điện trường trong lòng hai bản là đều. Ban đầu hạt chuyển động từ bản M với vận tốc vo = 2000 km/s dọc theo phương đường sức và tới đúng bản N thì hết đà. Bỏ qua tác dụng của trọng lực, biết me = 9,1.10-31 kg, q = -1,6.10-19C.
1. Phân tích các giai đoạn chuyển động của hạt trong điện trường?
2. Xác định hiệu điện thế UNM?
3. Xác định điện thế của điểm K mà tại đó vận tốc của hạt chỉ còn một nửa so với ban đầu. Biết điện thế của bản M là 200,53 V?
Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại? Nêu nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại? Giải thích sự phụ thuộc của điện trở suất kim loại theo nhiệt độ?
Bốn hạt nhỏ A, B, C, D có cùng khối lượng m và đều mang điện tích dương, được nối với nhau bằng bốn sợi dây mảnh có cùng chiều dài L trong không khí. Các dây không giãn, khối lượng của dây không đáng kể. Từng cặp hai hạt A và C, B và D có điện tích bằng nhau. Biết điện tích của mỗi hạt A, C bằng q. Khi hệ cân bằng, bốn điện tích ở bốn đỉnh của hình thoi ABCD có góc ở các đỉnh A, C là 2a (hình vẽ). Bỏ qua tác dụng của lực hấp dẫn và lực cản của môi trường.
Trả lời câu hỏi dưới đây:
Giả thiết khi các điện tích đang nằm yên ở vị trí cân bằng thì các dây đồng thời bị đốt đứt tức thời. Tìm tỉ số gia tốc của hạt A so với gia tốc của hạt B ngay sau khi đốt dây.
Bốn hạt nhỏ A, B, C, D có cùng khối lượng m và đều mang điện tích dương, được nối với nhau bằng bốn sợi dây mảnh có cùng chiều dài L trong không khí. Các dây không giãn, khối lượng của dây không đáng kể. Từng cặp hai hạt A và C, B và D có điện tích bằng nhau. Biết điện tích của mỗi hạt A, C bằng q. Khi hệ cân bằng, bốn điện tích ở bốn đỉnh của hình thoi ABCD có góc ở các đỉnh A, C là 2a (hình vẽ). Bỏ qua tác dụng của lực hấp dẫn và lực cản của môi trường.
Trả lời câu hỏi dưới đây:
Kéo hai hạt A, C về hai phía ngược nhau theo phương AC sao cho mỗi hạt lệch khỏi vị trí cân bằng ban đầu một đoạn nhỏ rồi buông cho dao động. Tìm chu kì dao động.