Hấp thụ V lít CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là:
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 vào 160 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 gam hợp chất A cần dùng vừa hết 4,2 lít O2. Sản phẩm cháy gồm có 3,15 gam H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2. Biết thể tích các khi đo ở đktc, trong phân tử của A có 1 nguyên tử nitơ (N). Công thức phân tử của A là:
Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam chất hữu cơ A, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy xuất hiện 39,4 gam kết tủa trắng, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 24,3 gam. Mặt khác, oxi hoàn toàn 6,75 gam A bằng CuO (to), sau phản ứng thu được 1,68 lít N2 (đktc). Biết A có công thức phân tử (CTPT) trùng với công thức đơn giản nhất (CTĐGN). Vậy CTPT của A là:
Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một chất hữu cơ Y chỉ chứa C, H, O trong phân tử. Sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong (Ca(OH)2) dư, thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Đồng thời, khối lượng bình tăng 12,4 gam so với ban đầu. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) của Y là:
Đốt cháy hoàn toàn một mẫu hiđrocacbon người ta thấy thể tích hơi nước sinh ra gấp 1,2 lần thể tích khí cacbonic (đo ở cùng điều kiện). Biết rằng hiđrocacbon chỉ tạo thành 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của X là
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là:
Cracking butan thu được hỗn hợp X gồm 5 hidrocacbon. Tỉ khối của X so với H2 bằng 16,11. Hiệu suất phản ứng cracking là
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm: Fe, Cu, Al và Mg trong dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được 4,48 lít NO2, 3,36 lít NO, 2,24 lít N2 và 1,12 lít N2O (không có NH4NO3). Số mol HNO3 đã dùng là:
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm: Mg(NO3)2 và NaNO3, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp khí Y vào nước, thu được 1 lít dung dịch có pH = 1 và có 2,24 lít khí không màu thoát ra. Phần trăm khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp X là:
Đốt cháy 5,6 gam Fe trong 1,12 lít O2 (đktc), sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối Fe(NO3)3 và V lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là:
Hoà tan hoàn toàn 2,8 gam kim loại R có hoá trị II bằng dung dịch hỗn hợp HCl và H2SO4 dư, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại R là:
Trộn 100ml dung dịch HCl 0,1M với V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 12,7. Giá trị của V là:
Hoà tan 0,1 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat. Giá trị của a là: