Phân tích hình tượng con sông Hương qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả.
Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, khi đi qua những rừng thông u tịch với những lăng tẩm của vua chúa, sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận như thế nào? Sự cảm nhận đó giúp anh, chị hiểu gì về cái tôi của tác giả?
Vẻ đẹp của con sông Hương từ đoạn Sông Hương rời khỏi Kinh thành ra đi mà em cảm nhận được qua bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Khi nghĩ về Chí Phèo ( truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao), thị Nở thành thật: “Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương”.
Anh, chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh:
Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155) Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh:
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32) Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao).
Suy nghĩ của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Phân tích người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Phân tích nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để thấy được quan điểm của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
Trong phần cuối truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, sau khi cho chữ Quản ngục, Huấn Cao đã khuyên Quản ngục điều gì? Ý nghĩa của lời khuyên đó?
Anh/chị hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?
Cảm nhận của anh (chị) về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn thơ sau:
"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhỏ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong 4.000 lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Trích “Đất Nước" - Nguyễn Khoa Điềm)
Qua phần 1 đoạn Đất Nước trích trường ca Mặt đường khát vọng phân tích cảm hứng về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Cảm nhận về đất nước và nghệ thuật thể hiện của tác giả trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
“Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước; là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người.
Anh/chị hãy phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)
Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)
Anh/chị hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn.
Anh/chị hãy phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)
Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết bất ngờ của nhân vật Trương Ba ? Hồn Trương Ba đã tự quyết định về sự sống, chết của chính mình như thế nào? Nêu ngắn gọn ý nghĩa nội dung lời thoại “ Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
Viết một đoạn văn ngắn cho biết ý kiến của anh/chị về quyết định của hồn Trương Ba khi Đế Thích đề nghị cho hồn Trương Ba nhập vào xác Cu Tị để được sống thì Trương Ba không từ chối ngay mà tỏ ra rất phân vân rồi mới đi đến quyết định
(Hồn Trương Ba-da hàng thịt- Lưu Quang Vũ, Sách Ngữ Văn 12-Tập 2)
Cảm nhận của em về đoạn kết trong vở kịch “Hồn trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
Cảm nhận về nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
Vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
ý nghĩa nội dung của đoạn trích: Bên ngoài trời rét, mưa cây lả lướt …cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ. trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
Nội dung đoạn thơ trên như thế nào? Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Đoạn thơ được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của bài thơ?
Đọc xong bài thơ em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với biển đảo Tổ Quốc qua mẩu tin sau:
"Tàu cá cùng 8 ngư dân bị tàu “lạ” khống chế trên vùng biển Hoàng Sa
(Dân trí) - Sáng 8/3, nguồn tin của Dân trí cho biết, tàu cá Khánh Hòa KH 90746-TS của ông Phan Quang (SN 1965, trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã cập biến an toàn sau khi bị một tàu “lạ” khống chế trên vùng biển Hoàng Sa và lấy đi nhiều tài sản.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 15h ngày 21/2, tàu cá KH 90746-TS (công suất 320CV) đang hành nghề câu cá nhám ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thì bị một tàu “lạ” tiếp cận, đưa người xông lên khống chế 8 ngư dân. Số tài sản bị lấy đi gồm: 2 máy bộ đàm, 1 máy định vị, 4 bộc câu cá nhám, 8 điện thoại di động, 7 bộ vi cá nhám cùng các giấy tờ quan trọng khác.
Theo thông tin, 8 ngư dân trên tàu cá Khánh Hòa bị tàu “lạ” khống chế gồm: Lê Hữu Toàn (SN 1982), Phan Thanh Bình (SN 1988), Phan Thanh Minh (SN 1990), Nguyễn Thanh Thảo (SN 1988), Nguyễn Thành Tân (SN 1990), Nguyễn Văn Tô (SN 1984), Trần Quang Hiếu (SN 1970) và chủ tàu là ông Phan Quang (SN 1965); cùng trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa.
Sau khi cập bờ vào 4h sáng ngày 7/3, chủ tàu cá KH 90746-TS đã báo cáo vụ việc cho lực lượng đồn biên phòng 366 (đóng ở Ninh Hải, Ninh Hòa, Khánh Hòa). Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc.
Dân trí tiếp tục thông tin tới bạn đọc."
Viết Hảo
Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác.
Qua tùy bút Người lái đò Sông Đà, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Phân tích hình tượng nhân vật ông lái đò trong bài tùy bút "Người lái đò Sông Đà" của Nguyễn Tuân.
“Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ” – Theo anh/ chị, đây là ưu điểm hay nhược điểm của con người Việt Nam? Diễn giải ngắn gọn?
Đoạn văn thể hiện nội dung gì? Hãy nêu ra 3 từ mà anh/ chị cho là chứa đựng chủ đề đoạn văn? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn?
Đoạn văn trên có đặc điểm của phong cách ngôn ngữ gì? Về hình thức cấu trúc, nó thuộc kiểu đoạn văn gì?
Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, có lời thoại:
“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới ?
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:
“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”.
Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới?
Đọc Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có ý kiến cho rằng: “nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của thiên truyện là tác giả đã xây dựng điểm nhìn trần thuật giàu giá trị”. Ý kiến khác lại khẳng định “dù là nhân vật sử thi nhưng con người trong sáng tác của Nguyễn Thi lại không phải là mẫu số chung mờ nhạt. Đó mới là thành công của tác giả ở phương diện nghệ thuật”. Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Qua nhân vật Xô-cô-lốp (“Số phận con người” -Sô-lô-khốp), anh (chị) hiểu gì về con người Nga, tính cách Nga ? (Yêu cầu nêu, không cần phân tích)
Hãy tóm lược cốt truyện và phát biểu cảm tưởng về một tác phẩm văn học nứơc ngoài (hoặc một đoạn trích) thuộc chương trình văn học lớp 12.
Tính cách Nga được thể hiện như thế nào qua nhân vật An-dray xô-cô-lốp trong tác phẩm Số phận con người (Sô-lô-khôp).
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuối về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, trang 155 – 156, NXB Giáo dục)
Hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh và cảm nhận về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ.
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con đường mòn nơi nghĩa địa trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
Anh (chị) hãy kể tên ba tác phẩm của Lỗ Tấn và nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Thuốc” (Lỗ Tấn).
Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh “ chiếc bánh bao tẩm máu” trong tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn?
Hãy nêu nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và giải thích ý nghĩa nhan để của bài thơ.Bình giảng khổ thơ được lấy làm đề từ cho bài thơ.
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc.
Khi lòng ta dã hóa những con tàu.
Khi Tổ quốc bốn bể lên tiếng hát
Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, và bình giảng khổ thơ đề từ.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:"Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa" (Bài 1)
Văn học với việc xây đắp tâm hồn .(Đề thi chọn học sinh giỏi văn toàn quốc)
Trong Một khúc ca xuân, nhà thư Tố Hữu đã tâm sự với chúng ta: Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Hãy tìm lời giải đáp trong thơ, văn cách mạng từ năm 1945 đến nay.
Chủ nghĩa yêu nước - một trong hai nguồn cảm hứng lớn nhất của văn học dân tộc trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.
Cảm nhận của ( anh, chị ) về đoạn thơ sau :
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
(Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu là giọng thơ tâm tình, ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc) của Tố Hữu.
Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua đoạn thơ sau:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về , ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
(Trích “Việt Bắc”- Tố Hữu- Văn học 12- tập 1, NXB Giáo dục)
Những suy nghĩ và đánh giá của anh (chị) về người vợ nhặt – người đàn bà không tên trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Cảm nhận về hình ảnh nồi cháo cám và vẻ đẹp của các nhân vật trong đoạn văn sau: “ …Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:-Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả:-Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nông dân nghèo khổ này.
Anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàngcủa Xuân Diệu.
Nhận định về niềm khát khao tận hưởng sự sống trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, từng có ý kiến cho rằng: đó là tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực. Lại có ý kiến khẳng định: đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực.
Từ cảm nhận của mình về niềm khát khao đó, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)