Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kì dao động nhỏ là T1 = 4s , chu kì T2 = 4,8s . Kéo 2 con lắc lệch 1 góc nhỏ như nhau rồi buông nhẹ. Hỏi con lắc trùng phùng lần thứ 5 sau bao nhiêu phút và 2 con lắc đã thực hiện được bao nhiêu dao động?
Một con lắc đơn có chu kì dao động T = 2 s. Nếu treo con lắc đơn vào trần một toa xe đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang thì thấy rằng ở vị trí cân bằng mới, dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc α = 300. Cho g = 10 m/s2. Chu kì dao động mới của con lắc.
Một con lắc đơn chiều dài dây treo l = 0,5m treo ở trần của một ô tô lăn xuống dốc nghiêng với mặt nằm ngang một góc 30o.Hệ số ma sát giữa ô tô và dốc là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Chu kì dao động của con lắc khi ô tô lăn xuống dốc là:
Một con lắc đơn treo vào trần thang máy tại nơi có g = 10m/s2. Khi thang máy đứng yên thì con lắc có chu kì dao động là 1s. Chu kì của con lắc khi thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc 2,5m/s2 là
Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là T1 = 4s và T2 = 4,8s. Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Hỏi sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì hai con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này:
Với bài toán như trên hỏi thời gian để hai con lắc trùng phùng lần thứ 2 và khi đó mỗi con lắc thực hiện bao nhiêu dao động
Hai con lắc đơn có chu kì dao động lần lượt là 0,3s và 0,6s được kích thích cho bắt đầu dao động nhỏ cùng lúc. Chu kì dao động trùng phùng của bộ đôi con lắc này bằng
Hai con lắc lò xo treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là T1 = 2s và T2 = 2,1s. Kéo hai con lắc ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Hỏi sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì hai con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này
Đặt con lắc đơn dài hơn dao động với chu kì T gần 1 con lắc đơn khác có chu kì dao động T1=2s. Cứ sau Δt =200sthì trạng thái dao động của hai con lắc lại giống nhau. Chu kì dao động của con lắc đơn là
Một con lắc đơn dao động tai nơi có g = 9,8m/s2, có chu kì T chưa biết, dao động trước mặt một con lắc đồng hồ có chu kì T0 = 2s. Con lắc đơn dao động chậm hơn con lắc đồng hồ một chút nên có những lần hai con lắc chuyển động cùng chiều và trùng với nhau tại vị trí cân bằng của chúng (gọi là những lần trùng phùng). Quan sát cho thấy thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp bằng 7 phút 30 giây. Hãy tính chu kì T của con lắc đơn và độ dài của con lắc đơn.
Một con lắc đồng hồ có chu kì T0 = 2s và một con lắc đơn dài 1m có chu kì T chưa biết. Con lắc đơn dao động nhanh hơn con lắc đồng hồ một chút. Dùng phương pháp trùng phùng người ta ghi được khoảng thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp bằng 8 phút 20 giây. Hãy tính chu kì T của con lắc đơn và gia tốc trọng trường tại nơi quan sát.
Hai con lắc đơn dao động với các chu kì
T1 = 6,4s và T2 = 4,8 s. Khoảng thời gian giữa hai lần chúng cùng đi qua vị trí cân bằng và chuyển động về cùng một phía liên tiếp là
Hai con lắc đơn dao động trong hai mặt phẳng thẳng đứng // với chu kì lần lượt là 2s, 2,05s. Xác định chu kì trùng phùng của hai con lắc
Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là T1 = 0,2 s và T2 (với T1 < T2). Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Thời gian giữa 3 lần trùng phùng liên tiếp là 4 s. Tìm T2
Hai con lắc A và B cùng dao động trong hai mặt phẳng song song. Trong thời gian dao động có lúc hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng thẳng đứng và đi theo cùng chiều (gọi là trùng phùng). Thời gian gian hai lần trùng phùng liên tiếp là T = 13 phút 22 giây. Biết chu kì dao động con lắc A là TA = 2 s và con lắc B dao động chậm hơn con lắc A một chút. Chu kì dao động con lắc B là: