Câu 2:
Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm:
“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.
(Trích “Đời thừa” – Nam Cao)
Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?
1. GIẢI THÍCH:
- Giải thích các khái niệm:
+ "cá lớn nuốt cá bé": cậy thế, cậy sức, cậy quyền để chèn ép người khác.
+ "mạnh ai nấy sống":lối sống ích kỉ, chỉ biết lo cho mình, không cần biết người khác ra sao
+ "mạnh vì gạo, bạo vì tiền": sống coi trong vật chất , dùng sức mạnh vật chất để áp đảo, lấn lướt người khác, thậm chí là phủ nhận sự thật.
- Giải thích ý kiến của Nam Cao: đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng , đức hi sinh, tình yêu thương giữa con người vs con người trong cuộc sống.
2. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH:
- Trình bày ý kiến , quan điểm về câu nói của Nam Cao: Đó là triết lí nhân sinh cao đẹp mà Nam Cao tôn thờ.
- Cần thấy 2 mặt của vấn đề: Mặt phủ định: kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ và khẳng định kẻ mạnh chính là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai mình.
- Phân tích một số dẫn chứng trong thực tế và sách báo để làm sáng tỏ vấn đề (dẫn chứng trong học tập, trong đời sống cộng đồng, trong mối quan hệ giữa các quốc gia…)
3. BÌNH LUẬN, MỞ RỘNG:
- Khẳng đinh quan niệm của Nam Cao là hoàn toàn đúng đắn
- Nêu 1 số biểu hiện của lối sống “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”; sống “giẫm lên vai người khác” để thỏa mãn lòng ích kỉ, vụ lợi, tham vọng tầm thường , sẵn sàng chà đạp, hủy diệt đồng loại vì lợi ích cá nhân kiểu “mạnh ai nấy sống”, “cá lớn nuốt cá bé”; sống ươn hèn, dựa dẫm, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí vươn lên…
-> Đó là những thái độ cần phê phán.
- Rút ra bài học cho bản thân : Rèn luyện để có kiến thức, có sức khỏe, nhân cách tốt, có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, chia sẻ , giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Đó chính là cội nguồn của sức mạnh chân chính.