Câu 1: (2,0 điểm)
“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
(“Đò Lèn” – Nguyễn Duy, Ngữ Văn 12,
Tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.148)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1/ Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ (0,5 điểm)
2/ Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà. (0,5 điểm)
3/ Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1,0 điểm).
1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cản, tự sự, miêu tả. (0,5 điểm)
2. (0,5 điểm)
- Từ “lảo đảo”: khắc họa sống động hình ảnh cô đồng lúc hành lễ trong cái nhìn thích thú của cháu.
- Từ “thập thững”: khắc hoa chân thực hình ảnh người bà bươn chải kiếm sống trong nôi xót xa của cháu khi nhớ lại.
3. (1,0 điểm)
- Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua hai thế giới khác nhau: cháu thì mải mê với những trò vui (câu cá, bắt bướm, ăn trộm nhãn, xem lễ…), bà thì vất vả kiếm sống ngày đêm (mò cua, xúc tép, gánh chè xanh).
- Qua những hồi ức về tuổi thơ vô tư, người cháu đã bày tỏ nỗi ân hận, day dứt của mình: chưa biết yêu thương, chia sẻ với bà.