Skip to main content

Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                     Sao anh không về chơi thôn Vĩ?                     Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên                     Vườn ai mướt quá xanh như ngọc                     Lá trúc che ngang mặt chữ điền.                                       (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)                            Nhà em có một giàn giầu,                      Nhà anh có một hàng cau liên phòng.                            Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,                       Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?                                       (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,  Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)

Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    
Sao

Câu hỏi

Nhận biết

Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?                    

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên                    

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc                    

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.                                      

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)                           

Nhà em có một giàn giầu,                     

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.                           

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,                      

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?                                      

(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,  Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1.   Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) 

- Hàn Mặc Tử được xem là hiện tượng lạ nhất của phong trào Thơ mới với sức sáng  tạo mãnh liệt và đa dạng; Đây thôn Vĩ Dạin trong tập Đau thương, là thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.                                                           

- Nguyễn Bính là nhà thơ “chân quê” của phong trào Thơ mới với phong vị dân gian đậm đà;  Tương tư in trong tập Lỡ bước sang ngang, là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơđộc đáo của ông. 

2.   Vềđoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ(2,0 điểm)

a. Về nội dung (1,0 điểm) 

- Cảnh vườn thôn Vĩ buổi ban mai toát lên vẻđẹp tinh khôi, thanh tân với hình ảnh nắng hàng cau nắng mới lên, với sắc xanh mướt như ngọc của cây lá, với đường nét duyên dáng thanh nhã của  lá trúc che ngang. Con người mang vẻ đẹp chân thực, phúc hậu với khuôn mặt chữ điền thấp thoáng sau hàng lá trúc; cảnh và người hoà hợp làm nên một bức tranh bình dị mà cao sang, thơ mộng. 

- Nhân vật trữ tình hiện lên qua nỗi hoài niệm chốn cũ cảnh xưa; tình yêu dành cho  thôn Vĩ có sự chan hòa giữa tình lứa đôi và tình yêu sự sống, vừa thiết tha vừa phảng phất u hoài.

b. Về nghệ thuật (1,0 điểm) 

- Câu hỏi tu từđa sắc thái: vừa hỏi han, mời mọc vừa nhắc nhớ, hờn trách; giọng thơ giàu sắc điệu: vừa xốn xang vừa băn khoăn.

- Hình ảnh giàu tính tạo hình, chất họa quyện với chất nhạc, tả thực kết hợp với cách  điệu; từ ngữ tinh tếđộc đáo gây ấn tượng mạnh.

3.   Vềđoạn thơ trong bài Tương tư(2,0 điểm)

a. Về nội dung (1,0 điểm)

- Tâm trạng tương tư của cái tôi trữ tình mang những sắc thái cụ thể: vừa nhớ mong vừa khao khát, vừa ướm hỏi vừa “vơ vào”. Không gian thơ là làng cảnh quen thuộc của xứ Bắc với những hàng cau, giàn giầu, thôn Đoài, thôn Đông. Cả tình lẫn cảnh đều thể hiện niềm khao khát hôn nhân nồng nàn mà ý vị.

- Sắc điệu tình cảm của cái tôi Thơ mới thấm đượm nỗi lòng của một chàng trai quê khiến mối tương tư mang đậm vẻđẹp chân quê.

b. Về nghệ thuật (1,0 điểm) 

- Thể thơ lục bát kiểu ca dao; giọng điệu “quê”, lối nói “quê” đậm đà; lời thơ đăng đối trùng điệp uyển chuyển. 

- Tâm trạng bộc bạch theo lối mượn cảnh tỏ tình; hình ảnh thơ có nhiều cặp đôi hữu tình ẩn chứa niềm khao khát nhân duyên: Nhà em - nhà anh, giàn giầu - hàng cau, thôn Đoài - thôn Đông, khiến cho duyên quê quyện chặt với cảnh quê.

4.   Về sự tương đồng và khác biệt (0,5 điểm)

- Tương đồng: Tâm trạng thơđều là những nỗi niềm của tình yêu đơn phương, chất chứa nhiều khao khát và phấp phỏng, khá tiêu biểu cho cái tôi Thơ mới. Bút pháp lãng mạn trữ tình có sự hòa  điệu giữa tả thực với tượng trưng, cách  điệu; không gian thơđều là khung cảnh quen thuộc của làng quê đất Việt.

- Khác biệt: ỞĐây thôn Vĩ Dạ, tình lứa đôi ẩn sau tình xứ sở; hình ảnh nghiêng về tả thực kiểu lãng mạn; ngôn ngữ trực tảđậm cảm xúc cá thể...ỞTương tư, tình cảm lứa đôi tựa vào tình cảm thôn làng; hình  ảnh thơ nghiêng về tính cách  điệu dân gian; ngôn ngữ chân quê thân thuộc...

Câu hỏi liên quan

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

  • Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn

    Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

    Gió theo lối gió, mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    (Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11,  Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

  • Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.
Từ

    Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.

    Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.

  • Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ

    Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích

    Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ

    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên

  • Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng

    Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

     

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)

  • Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện

    Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện gì? Hăy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

  • Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

    Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.