Cảm nhận của anh (chị) về tâm trạng của nhân vật chữ tình qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chới vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thứơc lên cao, ngàn thước xuống.
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2007, trang 88)
* Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp......
* Yêu cầu kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, cần trình bày những cảm xúc, ấn tượng riêng của mình về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ ấy.
1. Nội dung:
Nhân vật trữ tình là người chiến sĩ đã từng sống và chiến đấu cũng binh đoàn Tây Tiến nhưng hiện đã xa đơn vị cũ của mình. Bởi vậy, có nỗi nhớ mong tha thiết, đau đáu theo về trong hoài niệm, thấm vào từng câu chữ của trang thơ. Tất cả như trào dâng trước một cái tôi đầy cảm xúc......
- Đó là nỗi nhớ không gian núi rừng, làng bản - một thiên nhiên hoang dại, dữ dội, thơ mộng, một cuộc sống ấm áp, tình nghĩa..... gắn với những ấn tượng sâu đậm trong kí ức nhà thơ.
- Đó là nỗi nhớ đồng đội oai hùng, trẻ trung, tinh nghịch trên con đường hành quân gian khổ, nỗi đau mất mát, niềm cảm thương vô hạn được nói ra bằng giọng điệu ngang tàn, kiêu hãnh nhằm vượt lên một thực tại khốc liệt.
2. Nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa giai điệu cảm xúc bi tráng và nét thi vị, bay bổng.
- Cảm hứng lãng mạn được bộc lộ ở bút pháp đối lập, trí tưởng tượng phong phú giàu chất tạo hình......