Skip to main content

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa                                                 (Tây Tiến – Quang Dũng)   Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?                                                 (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau

Câu hỏi

Nhận biết

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

                                                (Tây Tiến – Quang Dũng)

 

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

                                                (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

a) Giới thiệu hai đoạn thơ

b) Phân tích, cảm nhận

- Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, thơ mộng, trữ tình

- Hình ảnh thiên nhiên và con người được gợi tả mộc mạc mà duyên dáng, đầy tình người: chiều sương, hồn lau, người độc mộc, hoa đong đưa …

- Điệp khúc: có thấy, có nhớ thể hiện sự thôi thúc, đắm chìm trong nỗi nhớ sông nước mênh mang, hoà vào khung cảnh thơ mộng

- Đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là khung cảnh sông nước xứ Huế qua cảm nhận của cái tôi trữ tình đầy tâm trạng

- Cảnh vật buồn, chia lìa

- Khung cảnh đẹp bị xoá nhoà giữa thực tại và ảo mộng

- Câu hỏi tu từ cất lên như tiếng kêu đầy da diết mong mỏi khắc khoải

c) Nét tương đồng và khác biệt:

Tương đồng:

+ Cả hai đoạn thơ đều là sự cảm nhận của cái tôi trữ tình về khung cảnh sông nước quê hương

+ Chính cái tôi lãng mạn chắp cánh cho cảnh vật thêm thơ mộng, huyền ảo, lung linh. Cả hai đoạn thơ đều cho thấy nét bút tài hoa của hai hai thi sĩ

- Khác biệt:

+ Đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mang màu sắc tâm trang chia ly, mong nhớ khắc khoải

+ Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến mang nỗi nhớ da diết về thiên nhiên miền Tây, về kỷ niệm kháng chiến

d) Lí giải sự tương đồng và khác biệt:

- Cả Quang Dũng và Hàn Mặc Tử đều là những hồn thơ lãng mạn, tài hoa

- Mỗi nhà thơ đều mang một cảm xúc riêng khi đứng trước khung cảnh sông nước

- Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng của mỗi nhà thơ và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình ảnh thơ của mỗi nhà thơ

e) Đánh giá chung:

- Hai đoạn thơ là những cảm nhận khác nhau về khung cảnh sông nước quê hương

- Hai đoạn thơ thể hiện cho vẻ đẹp tâm hồn của hai nhà thơ ở hai thời cuộc, hai cảnh ngộ khác nhau

Câu hỏi liên quan

  • Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.
Hãy viết

    Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi.

    Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoẳng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

  •    Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận

        Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡđược tình thế khó khăn.                          

    (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

    Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

  • Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,

    Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp   của   dòng   sông   này   với   hình  ảnh   hai   người   phụ  nữ,  đó   là   những   hình  ảnh   nào?

    Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?

  • Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm  Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

  • Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện

    Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lăo Hoa đă bàn về những chuyện gì? Hăy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

  • Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người

    Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp c ủa người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

    Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích

    Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục − 2008). 

  • Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên

    Trong phần mởđầu bản Tuyên ngôn Độc lập , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?

  • Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

    Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)