Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn miêu tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ người quản ngục trong nhà giam (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả cho đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? (7,0 điểm)
1. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH
- Nguyễn Tuân - nhà văn tài hoa, uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Chữ người tử tù - truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách văn chương Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
2. PHÂN TÍCH CẢNH CHO CHỮ
- Thời gian, không gian, vị thế người cho chữ và nhận chữ
- Tư thế lẫm liệt của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo cái đẹp và thái
độ cảm động đón nhận cái đẹp của quản ngục và thầy thơ lại
- Sự chiến thắng của cái đẹp, thiên lương với cái xấu xa, tăm tối.
→ Từ đó thấy được giá trị tư tưởng, nghệ thuật:
- Ca ngợi sự ứng xử đầy tính nhân văn của kẻ sĩ, ca ngợi khí phách anh
hùng, khẳng định cái đẹp là bất tử. Từ đó thấy được quan điểm thẩm mĩ
của Nguyễn Tuân
- Tài dựng cảnh, thủ pháp tương phản, đối lập,…
3. CẢNH CHO CHỮ LÀ CẢNH TƯỢNG XƯA NAY CHƯA TỪNG CÓ
- Kẻ cho chữ và xin chữ là những kẻ đối địch trở thành tri âm, tri kỉ; sự kì
ngộ giữa tài tử và kẻ biệt nhỡn liên tài; cái đẹp lại nảy sinh từ phòng giam
tử tù tăm tối, nghệ sĩ có thể bị hãm hại nhưng cái đẹp thì bất tử,…
4. ĐÁNH GIÁ KHÁT QUÁT VỀ Ý NGHĨA CỦA CẢNH CHO CHỮ:
- Đề cao cái Đẹp - tài năng, nhân cách và thiên lương trong sáng của con người.
- Cái Đẹp là cái bất tử.