Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Những nét cơ bản về con người tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:
* Con người Quang Dũng có mấy đặc điểm:
Yêu nước thiết tha. Ông đã ném trọn tuổi trẻ của mình cho đời lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đúng như ông viết “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Mỗi bài thơ của ông đều như mang linh hồn quê hương đất nước.
Một thanh niên trí thức Hà Nội tài hoa, lãng mạn đồng thời hết sức hồn nhiên chân thật. Những câu thơ hay nhât của ông hầu như đều là những câu tài hoa, lãng mạn và hồn nhiên chân chất.
* Hoàn cảnh sáng tác của bài Tây tiến.
Ấy là những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947 - 1948) đời lính vô cùng thiếu thốn cơ cực. Nhưng người lính Tây Tiến lại còn thiếu thốn cơ cực hơn nữa. Vì ở rừng núi, xa đồng bào, sốt rét hoành hành, thuốc men thiếu thốn. Hành quân thì toàn lội suối, băng đèo - mà núi rừng phía Tây của Tổ quốc vùng biên giới Việt Nam - Lào thì vô cùng hoang vu hiểm trở.
Nhưng lính Tây Tiến phần đông lại là thanh niên Hà Nội. Chất anh hùng của họ vì thế có màu sắc riêng: màu sắc lãng mạn. Và dù gian khổ thiếu thốn họ vẫn sống cho ra người thanh lịch, hào hoa.
Quang Dũng là một người Tây Tiến như thế. Ông đã sống hoàn cảnh ấy và sáng tác bài thơ này - lúc đầu bài thơ có nhan đề nhớ Tây Tiến.
2. Đặc điểm chung và nổi trội của bài thơ: cảm hứng lãng mạn và tinh thần tráng:
Cảm hứng lãng mạn đặc biệt hướng về sự khẳng định cái tôi cá nhân được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng. Nó thích đắm chìm trong một thế giới phi thường, bí hiểm. Nó thích vẻ đẹp có tính chất xứ lạ phương xa. Nó thích đi vào thiên nhiên và tình yêu.
Đối với chủ nghĩa lãng mạn, cái buồn, nỗi đau, cái bi được xem như một phạm trù mĩ học. Cho nên nó thích nói đến sự cô đơn, sự chia ly, chuyện thất tình và cái chết.
Ở bài Tây Tiến, gắn liền với cảm hứng lãng mạn là tinh thần bi tráng. Tinh thần bi tráng một mặt là sự phản ứng chân thật hiện thực của đời người lính Tây Tiến (đầy gian khổ hi vọng, tử vong nhiều trong chiến đâu, nhất là do thiếu thốn cơ cực, bệnh tật...). Mặt khác là sự tiếp nốì dòng thơ lãng mạn trước và sau năm 1945 về một chủ nghĩa anh hùng bi tráng của thơ Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Chinh Hữu với hình ảnh người chiến sĩ cưỡi ngựa, vung gươm, áo bào đỏ thắm một đi không trở về....
Phân tích hài thơ:
Do nhu cầu trình bày rành mạch và có trọng điểm, nên nêu ra ba ý gắn với đoạn chính của bài thơ:
Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội (từ câu 1 đến câu 14)
Tây Bắc tài hoa, mĩ lệ (từ câu 15 đến câu 22)
Chăn dung người lính Tây Tiến (từ câu 23 đến câu 30)
Ở đoạn 1, núi rừng Tây Bắc hiện lên thật hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội trên đường hành quân của người lính Tây Tiến, cảm hứng lãng mạn liền bắt lây những hình ảnh khác thường gây cảm xúc mãnh liệt:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưu xa khơi
Đoạn thơ nhiều từ ngữ tạo hình gân guốc, bạo khỏe. Trong tưởng tượng của người đọc, hình ảnh đoàn quân như đang trèo trên những cồn mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. Chữ "ngửi” vùa bạo, vừa có chất nghịch ngỢm “lính tráng", sức diễn tả mạnh mẽ, độc đáo.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Câu thớ như bẻ đôi, tạo cảm giác gấp khúc của hai sườn núi vút lên đổ xuống gần như thẳng đứng. Tiếp đó là một câu toàn vần bằng, gợi tưỏng tượng người lính nghỉ chân ngang dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa để thấy nhà ai đó thấp thoáng ẩn hiện qua một không gian mịt mùng sương rừng mưa núi. Một kết cấu âm thanh đầy sáng tạo, gợi nhớ hai câu thơ tuyệt tác của Tản Đà (Thăm mả cũ bên đường):
Tài cao phân thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
Điều khác nhau là Tản Đà thì tả tình, còn Quang Dũng thì tả cảnh.
Đoạn thơ được kết thúc bằng hai câu thật êm ái dịu dàng:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Đoàn lính dừng chân ở một bản làng nằm giữa rừng sâu. Ở đây có đồng bào, có sinh hoạt đông vui của con người, có những cô gái Mường hay Thái xinh đẹp như những bông hoa rừng.
Những kỷ niệm như thế, người lính Tây Tiến không thể nào quên được. Hai câu thơ này như chuẩn bị đi vào đoạn 2 của bài thơ.
Đoạn 2. Đoạn thơ mở ra một phương diện khác của núi rừng Tây Bắc - Thượng Lào (địa bàn hoại động của đoàn quân Tây Tiến). Có thể nói đây là phương tiện tài hoa mĩ lệ của núi rừng Tây Bắc. Những từ ngữ mạnh mẽ gân guốc của đoạn trên được thay thế bằng ngôn ngữ tinh tế, mềm mại, thơ mộng: Một đêm liên hoan của quân và dân. Giữa “hội đuốc hoa" rực rỡ người lính như thổi lên ngỡ ngàng và trìu mến:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Vẻ đẹp có màu sắc xứ lạ phương xa càng khiến những tâm hồn lãng mạn thêm thi vị:
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Bốn câu sau chuyển sang cảnh khác cũng thật đẹp và thơ mộng:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Bốn câu thơ đầy chất họa (Quang Dũng là một họa sĩ có nhiều bức tranh phong cảnh rất tài hoa), đường nét thanh thoát, màu sắc tươi tắn.
Có những chữ thật khó nắm bắt ý nghĩa một cách rõ rệt. Thế nào là “hồn lau" nẻo bến bờ? Những bờ lau hàng vạn bông phơ phất theo gió chiều dường như có linh hồn chăng? "Có nhớ dáng người” gợi rất nhiều về vóc dáng thon thả uyển chuyển và duyên dáng của những cô lái đò Châu Mộc (Nguyễn Tuân thì gọi là vóc dáng rất tạo hình của các cô đò Thái). “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa ". Tả những bông hoa rừng đong đưa nơi mép nước mà thấy được dòng nước lũ chảy xiết. Cần nhớ “đong đưa" chứ không phải ‘đung đưa". “Đong đưa” tình tứ hơn, có hồn hớn.
Đoạn 3. Chân dung người lính Tây Tiến thực ra không phải chỉ hiện lên từ đoạn thơ này. Nhưng ở đây nó là đối tượng chính và được mô tả trực diện trên bức tranh thơ. Vẻn vẹn chỉ có tám câu mà nói được đủ cả, từ diện mạo đến tâm hồn, khí phách, thái độ trước hết và vẻ hào hoa rất Hà Nội của những người lính Tây Tiến.
Tác giả nhìn thẳng vào sự thật: sự cơ cực, cái chết ("Không mọc tóc", “quần xanh màu lá”, "rải rác biên cương mồ viễn .xứ", "áo bào thay chiếu anh về đất”..v.-v...). Nhưng cảm hứng lãng mạn đã xóa đi những tiều tụy, lam lũ, bi thảm, lạo nên ở người lính Tây Tiến vẻ đẹp dữ dội oai hùng, vừa sang trọng hào hoa. Cho nên bi mà không lụy, đau buồn có nhưng không thê thảm. Vân đề không phải là che giấu sự thật mà là cách nhìn sự thật xuấl phát từ tình yêu nước và lòng cảm phục đôì với những con người sẩn sàng hi sinh tuổi trẻ, hi sinh những ước mộng hào hoa, hi sinh cả tính mệnh, sẩn sàng vùi thân nơi biên cương “viễn xứ" hoang vu, hco hút, vì Tổ quốíc mình.
Ớ đoạn thơ này có những chữ dùng rất "sang" (thường khai thác sắc thái trang trọng, cao quý của từ Hán Việt: dáng Kiều thơm, biên cương, viển xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc hành....) có những chữ dùng rất dữ lại đi đôi với những ngôn từ rất đỗi dịu dàng thi vị “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới...”).
Đoạn thơ kết thúc bằng một âm hưửng đầy bi tráng:
Áo bào thay chiểu anh về đất
Sổng Mã gầm lên khúc độc hành
Đó là khúc nhạc dữ dội của núi rừng để tiễn đưa linh hồn người tử sĩ.
Bài thơ là một nỗi nhớ những ngày gian khổ và oanh liệt của đoàn quân Tây Tiến.
Mở đầu là nỗi nhớ cất lên thành tiếng gọi thiết tha: “Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi" Nỗi nhớ cứ gợi dần những kỷ niệm của đoàn quân. Trên cái bối cảnh hùng vĩ dữ dội mà cũng rất thơ mộng của núi rừng Tây Băc, chân dung người lính Tây Tiến hiện lên tiều tụy mà lẫm liệt, lam lũ mà hào hoa, dữ dằn mà đa cảm và đầy thơ mộng.
Đó là những "tráng sĩ một đi không về” - một quan niệm về người anh hùng có màu sắc lãng mạn riêng của một thời.
Bài thơ cũng kết thúc bằng nỗi nhớ. Nỗi nhớ bao trùm một quá khứ tuy đã lùi xa mà sao vẫn cảm thấy như chỉ mới đây thôi.
Nhưng kỷ niệm sâu sắc và đẹp thế làm sao mà quên được! cho nên người lính Tây Tiên dù nay ở nơi đâu, hồn vẫn trở về “mùa xuân ấy" ở một vùng núi rừng miền Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc: “Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi".