Skip to main content

Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ( bài 2).

Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ( bài 2).

Câu hỏi

Nhận biết

Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ( bài 2).


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

BÀI LÀM

Thơ tình yêu là mảng thơ đặc sắc nhất của Xuân Quỳnh. Bài Sóng là một trong những bài hay của mảng thơ này.

Cuộc đời Xuân Quỳnh có nhiều điều không may mắn. Tình yêu của chị cũng có nhiều trắc trở.

Nhưng đây là bài thơ tình ở giai đoạn đầu khi người con gái còn chưa trải nghiệm nhiều trong đời tình ái. Bài Sóng vì thế dạt dào sôi nổi, tươi mát và tràn đầy tin tưởng ở hạnh phúc, ở tương lai.

Phân tích thơ tình, đừng tìm hiểu nó theo logic thông thường. Nó có logic, có quy luật riêng của nó, chỉ cảm nhận được, miêu tả được, không giải thích được, tuy nhà thơ có lúc cũng muốn lí giải, muốn phân tích.

1. Trước hết tình yêu là một trạng thái tâm lý khác thường (Vừa dữ dội vừa dịu êm. Vừa ồn ào vừa lặng lẽ). Và đã yêu thì bao giờ cũng tự cảm thấy lớn rộng nên không chịu được nơi chật chội. Nó là con sóng, dòng sông chật hẹp không hiểu nổi phải tìm ra biển lớn.

Vì sao thế? Giải thích sao được. Tình yêu muôn đời vẫn thế:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

2. Nhưng khi yêu người ta lại cứ muốn tìm, muốn giải thích (Em nghĩ về anh, em). Vì tình yêu đòi hỏi tuyệt đối và triệt để. Vì sao ta yêu nhau? Ta yêu nhau từ bao giờ? Từ ngày nào? Giờ nào? Hỏi người yêu và tự hỏi mình. Nhưng cũng như sóng biển và gió trời vậy thôi, làm sao mà biết được.

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Xuân Diệu ngày xưa từng viết ''Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”. Tình yêu không cắt nghĩa được. Nó cứ chiếm lấy lòng ta không biết từ lúc nào và bằng cách nào.

3.Yêu bao giờ cũng đi với nhớ. Yêu thì tương tư. Nhớ da diết, nhớ không gì khuây nguôi được. Đoạn thơ từ câu thứ 17 đến câu thứ 26 là một tâm trạng tình xao xuyến, trăn trở, nồng nhiệt, say mê. Tình yêu của người đàn bà thật chân thành, mãnh liệt - con sóng tình yêu đã nổi lên dào dạt triền miên, dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu. Nhớ nên luôn luôn tỉnh thức - thức cả trong mơ, như sóng biển triền miên dào dạt:

Ôi con sóng nhờ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Như em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Cả bài thơ Sóng, nhưng rõ nhất là ở đoạn thơ này, nhịp thơ là nhịp sóng và nhịp sóng đến đoạn thơ này như mãnh liệt hơn, nồng nhiệt hơn, sôi nổi hơn. Tình yêu qua nỗi nhớ dường như đạt tới cao trào. Lời thơ hăm hở, náo nức hơn:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

4. Ba khổ thơ cuối phơi phới một niềm tin:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

 Yêu và tin đi liền với nhau. Khi đã đắm say thì không còn nghi ngờ gì nữa. Sau này qua nhiều trải nghiệm đắng cay, thơ tình Xuân Quỳnh sẽ không còn tin yêu phơi phới như thế nữa.

Cảm động nhất là niềm tin chắc chắn ở hạnh phúc, nhà thơ muốn tình yêu trở thành vĩnh viễn:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

*   Kết luận về bài thơ Sóng:

a) Sóng  là bài thơ xinh xắn, trong sáng, tình yêu sôi nổi chân thực phát biểu thẳng thắn từ phía người đàn bà là một điều không có nhiều trong văn học ta.

Một tình yêu như thế khiến ta thêm tin yêu cuộc sống. Nó tăng cường sức sống làm cho con người trở nên đẹp hơn, cao cả hơn.

b) Bài thơ có hai nhân vật Sóng và em. Hai nhân vật tuy hai mà một, tuy một mà hai. Hai nhân vật so chiếu lẫn nhau. Tình yêu soi vào sóng, càng hiểu mình hơn. Đặc biệt trước biển lớn, con người không cảm thấy bé nhỏ, bơ vơ, mà ngược lại thấy mình lớn lao hơn, tin tưởng hơn, mạnh mẽ hơn.

Câu hỏi liên quan

  • Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn

    Cảm nhận về vẻđẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011).

  • Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ

    Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên

  • Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn

    Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

    Gió theo lối gió, mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    (Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11,  Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

  • Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

    Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.

  • Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    
Sao

    Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:                    

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?                    

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên                    

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc                    

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.                                      

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46)                           

    Nhà em có một giàn giầu,                     

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng.                           

    Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,                      

    Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?                                      

    (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,  Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56)

  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp

    Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ởđâu trên khắp ru ộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

    (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 - 118)

    Phân tích đoạn thơ trên  để  làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

  •    Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận

        Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡđược tình thế khó khăn.                          

    (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

    Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).

  • Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.
Từ

    Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thểăn mòn cả một xã hội.

    Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những

    Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? (2,0 điểm)

  • Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách,

    Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉđáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.

    Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.