Skip to main content

b: Theo chương trình Nâng cao (Dành cho các lớp D) (7,0 điểm)  Có ý kiến cho rằng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Qua việc phân tích tác phẩm, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. 

b: Theo chương trình Nâng cao (Dành cho các lớp D) (7,0 điểm) 
Có ý kiến cho rằng bài

Câu hỏi

Nhận biết

b: Theo chương trình Nâng cao (Dành cho các lớp D) (7,0 điểm) 

Có ý kiến cho rằng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Qua việc phân tích tác phẩm, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

I. Giới thiệu chung: (0,5 điểm) 

- Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ ca lãng mạn 1930-1945.

“Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử nằm trong tập “Thơ điên” (hay “Đau thương”) được chính nhà thơ tập hợp lại vào 1938.

- Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn: Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử.

 II. Phân tích, chứng minh: (6,0 điểm) 

1. "Đây thôn Vĩ Dạ" là bức tranh phong cảnh:

- Khổ 1 - Thiên nhiên con người xứ Huế trong buổi bình minh

+ Bức tranh thôn Vĩ đ­ược khắc hoạ tươi đẹp, sống động, có đường nét, có màu sắc và tràn đầy sức sống: "nắng hàng cau" - "nắng mới lên", vườn "mướt quá xanh như ngọc", lá trúc,...

+ Hình ảnh con người ẩn hiện sau vườn trúc, với khuôn mặt chữ điền hiền hòa, đôn hậu, dễ mến.

- Khổ 2 - Đêm trăng Vĩ Dạ

+ Cảnh có gió, mây, hoa, dòng nước, hoa bắp, con thuyền, bến sông…Nhưng tất cả không một chút ràng buộc, không một mối dây liên hệ với nhau mà chia lìa đôi ngả, đoạn tuyệt với nhau.

+ Cảnh lung linh huyền ảo, đầy màu sắc với một "sông trăng"

- Khổ 3: Một không gian mờ ảo giữa hai bờ hư - thực -"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh" với "khách đường xa"

2. Bài thơ cũng là bức tranh tâm cảnh - thể hiện tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ:

- Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" vừa như một lời mời gọi, vừa như trách giận, vừa như một sự tự phân thân của tác giả để giãi bày tâm trạng tiếc nuối, nhớ mong. Đó là tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện. 

- Khổ 2: cảnh nhuốm màu tâm trạng, in đậm cái Tôi đau thương của nhà thơ. Câu hỏi "Có chở trăng về kịp tối nay? " cũng là tiếng nói khắc khoải, thảng thốt của nhà thơ trong cuộc chạy đua với thời gian - một con người luôn dằn vặt, ám ảnh về sự sống mong manh. Từ cảnh ngộ riêng của nhà thơ, ta có thể lí giải được điều này.

- Tâm trạng băn khoăn, hoài nghi, thảng thốt  "Áo em trắng quá nhìn không ra/ ...Ai biết tình ai có đậm đà?” 

3.  Nghệ thuật biểu hiện:

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tỉnh, sử dụng câu hỏi tư từ...

- Hình ảnh sáng tạo có sự hòa quyện giữa thực và ảo, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức gợi cảm.

- Giọng thơ linh hoạt 

III.  Đánh giá: (0,5 điểm) 

-  Bài thơ có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, có mối tình đẹp nhưng ẩn khuất đằng sau là tình cảm hết sức đáng trân trọng và cảm thông của Hàn Mặc Tử.

Câu hỏi liên quan

  • Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của  Nguyễn

     Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của  Nguyễn Tuân. (5,0 điểm)

  • Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0

    Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. (7,0 điểm) 

     

  • Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam

    Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? (2,0 điểm)

  • Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

    Phân tích hiệu quả của nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. (6,0 điểm) 

  • Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn

    Khi nhận xét về nhân vật quản ngục, trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

    “…Ông là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ”.

    Phân tích nhân vật Quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên. (7,0 điểm)

  • Phần dành cho SBD chẵn:
Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông

    Phần dành cho SBD chẵn:

    Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn) thể hiện qua bản tin sau :

    Nhà văn NGUYỄN NGỌC THUẦN

    đoạt Giải thưởng Văn học Quốc tế Peter Pan 2008.

       Giải thưởng Peter Pan 2008 của Thụy Điển dành cho tác phẩm hay nhất viết cho thiếu nhi sẽ được trao cho nhà văn Việt Nam Nguyễn Ngọc Thuần với cuốn sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Nguyễn Ngọc Thuần, sinh năm 1972, quê Bình Thuận, là cây bút trẻ có sức viết dồi dào, từng có những tập truyện gây chú ý: Giăng giăng tơ nhện, Một thiên nằm mộng, trên đồi cao chăn bầy thiên sứ, Cha và con và ...tàu bay..., Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là cuốn sách đầu tay của nhà văn, viết về thế giới sinh động và những suy tưởng trong trẻo của một cậu bé 10 tuổi về môi trường, đời sống, những tình cảm ấm áp ở thôn quê. Một tác phẩm có cách kể lạ, cuốn hút. Năm 2007, cuốn sách được NXB Tranan phát hành tại Thụy Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh.

    (Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 164, tháng 5- 2008)

    (3,0 điểm)

  • Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:
Hiện nay có nhiều hoạt

     Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề:

    Hiện nay có nhiều hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến xã hội phải quan tâm.( 3,0 điểm)

  • Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân? (1,0 điểm)

    Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân? (1,0 điểm)

  •  Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được

       Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. (4,0 điểm)

  • Tìm và phân tích ý nghĩa của thành ngữ trong các đoạn thơ sau :
“Chồng người đi ngược

     

    Tìm và phân tích ý nghĩa của thành ngữ trong các đoạn thơ sau :

    “Chồng người đi ngược về xuôi

    Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”

                                                      (Ca dao )

    “  Một đời được mấy anh hùng

    Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi”

                                                         (Nguyễn Du )

    (2,0 điểm )