Skip to main content

Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm)

Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm

Câu hỏi

Nhận biết

Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng) (1,0 điểm)

- Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng vì văn học dân gian ra đời từ thời cổ xưa, khi nhân loại chưa có chữ viết .

- Truyền miệng đó là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe.

- Văn học dân gian được truyền miệng theo không gian (là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác); truyền miệng theo thời gian (là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này qua đời khác từ  thời đại này qua thời đại khác).

- Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian: nói, hát, kể, diễn tác phẩm…

2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình tập thể (Tính tập thể)(1,0 điểm)

- Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. Quá trình đó làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn cả về hình thức nội dung lẫn nghệ thuật.

- Văn học dân gian là tài sản chung của tập thể

- Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo của văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác trong đời sống cộng đồng

Câu hỏi liên quan

  • Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật

    Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (nhân vật giao tiếp, thời điểm giao tiếp, nội dung giao tiếp) trong câu ca dao sau:

                    “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

                    - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?”

    (2,0 điểm)

  • Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (6,0 điểm)

  • Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:
     

    Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:

                               “Bất tri tam bách dư niên hậu

                                Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

                                (Không biết hơn ba trăm năm sau

                                Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

                                                 (“Đọc Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du)

    ( 3,0 điểm) 

  • Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

    Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

  • Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương

    Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”? (1,5 điểm)

  • “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”
(Nguyễn Bính, “Tương

    “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”

    (Nguyễn Bính, “Tương tư”)

    Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên. (1,0 điểm) 

  • Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

    Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

  •              “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 

                   “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

                                            (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

    Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm) 

  • Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

    Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)

  • Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn

    Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? (2,0 điểm)