Skip to main content

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão (7,0 điểm)

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão (7,0 điểm)

Câu hỏi

Nhận biết

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão (7,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ những ý cơ bản sau:

1.     MỞ BÀI (0.5 điểm)

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. THÂN BÀI: (6,0 điểm)

- Hình ảnh tráng sĩ thời Trần: Vẻ đẹp của tầm vóc kì vĩ và sự oai hùng trong nội lực của một bậc tướng lĩnh cùng với tinh thần kiên gan trong trách nhiệm với non sông đất nước (1.5 điểm)

+ "hoành sóc" - cầm ngang ngọn giáo - tư thế hiên ngang, vững chãi.

+ không gian "giang san" - rộng lớn, kì vĩ+ thời gian: "kháp kỉ thu" - đã mấy mùa thu - thời gian kì vĩ

=> sự chiến đấu kiên cường, dũng cảm, không mệt mỏi.

- Hình ảnh quân đội nhà Trần: Sức mạnh hùng dũng của binh hùng, tướng mạnh, đó cũng là vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi, bởi sự kì vĩ của người anh hùng luôn có điểm tựa là sức mạnh cộng đồng (1.5 điểm)

+ lực lượng hùng hậu: “tam quân”

+ sức mạnh vô biên: “tì hổ” “khí thôn Ngưu” [sức mạnh như hổ báo, có thể nuốt trôi trâu/ ái sao Ngưu] -> nghệ thuật so sánh và bút pháp phóng đại đã tô đậm hình ảnh quân đội nhà Trần.

- Trách nhiệm với non sông, đất nước đã trở thành tâm niệm và là nhu cầu tự thân của một đấng nam nhi (1.5 điểm)

- Ứơc nguyện tận tâm cống hiến, lòng trung thành với non sông, đất nước (1.0 điểm)

- Làm nên vẻ đẹp của người tráng sĩ triều Trần không chỉ là sự tài giỏi của một bậc tướng lĩnh mà là cả tinh thần đoàn kết của cả quân dân nhà Trần. Vẻ đẹp ấy không chỉ là sức mạnh làm nên chiến thắng lẫy lừng mà còn là sức mạnh trường tồn cùng sông núi. (0.5 điểm)

3. KẾT BÀI (0.5 điểm)

- Vẻ đẹp nhân cách của tác giả.

- Bài học về sự cống hiến cho thế hệ sau.

 

 

Câu hỏi liên quan

  •         Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng”

              Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong

    Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:

                            “Mình về có nhớ ta chăng

                       Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    (2,0 điểm)

  • Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

    Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

  • Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

    Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

    hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

    lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

    của lịch sử Việt Nam.

    Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)

  • Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

    Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)

  • Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.(5,0 điểm)

    Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.(5,0 điểm) 

  • Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:
 

    Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:

     "…Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyến Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người thiết tha…"

    Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên? (7,0 điểm) 

  • “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu

     

    “Thương thay cũng một kiếp người

    Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

    Những là oan khổ lưu li

    Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »

                                                                   (Nguyễn Du)

    Qua bài thơ  « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):

  • Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)