Skip to main content

 Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.  (7,0 điểm)

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.  (7,0 điểm)

Câu hỏi

Nhận biết

 Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.  (7,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

v Yêu cầu về kĩ năng:

Thể hiện được những hiểu biết cơ bản văn biểu cảm và văn nghị luận về một bài thơ: cảm xúc và suy nghĩ phải rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

v  Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh ngày hè” học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

1.  MỞ BÀI: (0,5 điểm)

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và sơ lược bài thơ “Cảnh ngày hè”, biểu hiện của vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

2. THÂN BÀI:

2.1: VẺ ĐẸP BỨC TRANH THIÊN NHIÊN, CUỘC SỐNG

* Tâm thế người ngắm cảnh (câu 1) (1,0 điểm):

- Nhịp thơ chậm dãi

-> Một tâm thế an nhàn, thư thái, thanh thản, có thể dành hoàn toàn cho cảnh vật.

* Cảnh sắc thiên nhiên  (câu 2,3,4) (1,5 điểm):

- Hình ảnh:

+ Hoè: xanh um, tán rợp mát như cử lọng giương ô

+ Thạch lựu: phun trào sắc hoa đỏ rực bên hiên

+ Sen hồng: toả mùi hương trong ao

-> Những hình ảnh sống động, đặc trưng của mùa hè   

- Trạng thái: đùn đùn, giương, phun -> ĐT mạnh -> Diễn tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật

- Màu sắc: lục, đỏ, hồng -> Tính từ -> Màu sắc đậm đà, tươi tắn, rực rỡ

- Câu 3+câu 4:

+ Ngắt nhịp: 3/4 -> Nhấn mạnh và làm nổi bật cảnh vật

+ Nghệ thuật đối -> Tăng thêm vẻ sống động của cảnh vật

* Bức tranh cuộc sống (câu 5,6) (1,0 điểm):

- Thời gian: chiều tà

- Âm thanh:

+ Lao xao chợ cá -> Âm thanh đặc trưng của cuộc sống tươi vui, thanh bình

+ Dắng dỏi cầm ve -> Âm thanh đặc trưng của ngày hè, cảnh vật như rộn lên sự sống, niềm vui

 - NT: từ láy tượng thanh, đảo ngữ -> Không khí nhộn nhịp, rộn rã tươi vui

2.2. VẺ ĐẸP TÂM HỒN NGUYỄN TRÃI(câu 7,8) (1,5 điểm):

- Ngu cầm (điển tích) -> Ước mơ có cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh

- Câu cuối: 6 chữ, nhịp thơ 3/3

-> Âm điệu ngắn, dứt khoát

=> Thể hiện khát vọng đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân khắp mọi phương.

3. KẾT BÀI (0,5 điểm):

- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ, liên hệ…

 

 

Câu hỏi liên quan

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ"    [Pautopxki]

    (5,0 điểm)

  • Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

    Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

  • Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

    Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)

  • Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (6,0 điểm)

  • Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó?

    Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó? Theo anh/chị quá trình hóa thân đó có ý nghĩa gì? (3,0 điểm) 

  • Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

    Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

    hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

    lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

    của lịch sử Việt Nam.

    Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

  • Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.(5,0 điểm)

    Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.(5,0 điểm) 

  • “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu

     

    “Thương thay cũng một kiếp người

    Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

    Những là oan khổ lưu li

    Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »

                                                                   (Nguyễn Du)

    Qua bài thơ  « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):

  • Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0

    Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0 điểm)