Skip to main content

Anh ( chị ) hãy chép lại bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và phân tích vẻ đẹp cuộc sống , tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”.( 6,0 điểm)                

Anh ( chị ) hãy chép lại bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và phân tích vẻ đẹp cuộc sống

Câu hỏi

Nhận biết

Anh ( chị ) hãy chép lại bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và phân tích vẻ đẹp cuộc sống , tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”.( 6,0 điểm)

               


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

v Yêu cầu về kĩ năng:

- Nắm được cách làm bài nghị luận văn học.

- Dẫn chứng chính xác.

- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc.

v Yêu cầu về kiến thức:

1. KHÁI QUÁT TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, là một nhà thơ lớn của dân tộc.

- Bài thơ nằm trong chủ đề Nhàn – một chủ đề lớn của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. CẢM NHẬN:

*  Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Cuộc sống thuần hậu gắn liền với công việc lao động chốn thôn quê. Nhà thơ ung dung tự tại và thanh thản với cuộc sống mình đã chọn mặc cho người đời say mê đắm chìm trong những thú vui.

- Cuộc sống đạm bạc, thanh cao, mùa nào thức nấy,, đắm chìm với thiên nhiên không bị ràng buộc vào nghi lễ và những bon chen danh lợi.

* Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

- Nhà thơ trở về với thiên nhiên, sống hòa thuận với thiên nhiên là thoát ra ngoài vòng đua của thói tục, không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị để tâm hồn an nhiên khoáng đạt. Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong quan niệm về “dại” và “khôn”, trong thế đối lập giữa “ta” và “người” ở cách lựa chọn lối sống cho mình.

- Vẻ đẹp nhân cách toát lên trong thái độ coi phú quý chỉ là giấc mộng chiêm bao.

- Thái độ dứt khoát của nhà thơ với lối sống mình đã chọn thể hiện một trí tuệ tỉnh táo, hơn người.

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Bài thơ đã thể hiện một cốt cách thanh cao của một nghệ sĩ lớn trước thời cuộc rối ren của đất nước.

Câu hỏi liên quan

  •         Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng”

              Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó?

    Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó? Theo anh/chị quá trình hóa thân đó có ý nghĩa gì? (3,0 điểm) 

  • Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

    Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

  • Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (6,0 điểm)

  •              “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 

                   “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

                                            (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

    Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm) 

  • Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm)

    Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong

    Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:

                            “Mình về có nhớ ta chăng

                       Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    (2,0 điểm)

  • Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương

    Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”? (1,5 điểm)

  • Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

    Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)