Skip to main content

a. Trình bày ngắn gọn các đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt? b. Anh (chị) hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:                                       “Hỡi cô yếm trắng lòa xòa                                   Lại đây đập đất trồng cà với anh”  (3,0 điểm)

a. Trình bày ngắn gọn các đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt?
b. Anh (chị) hãy chỉ ra dấu

Câu hỏi

Nhận biết

a. Trình bày ngắn gọn các đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt?

b. Anh (chị) hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:

                                      “Hỡi cô yếm trắng lòa xòa

                                  Lại đây đập đất trồng cà với anh”

 (3,0 điểm)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

 

a. Các đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt:

* Tính cụ thể: Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể về: hoàn cảnh, con người, cách nói năng và từ ngữ diễn đạt.

* Tính cảm xúc Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc, biểu hiện:

_ Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu thị thái độ, tình cảm qua giọng điệu. _ Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rỏ rệt.

_ Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc ( câu cảm thán, câu cầu khiến), những lời gọi đáp, trách mắng..

* Tính cá thể Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cá thể, bộc lộ những đặc điểm riêng của từng người về: giọng nói ( cách phát âm ), cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu, cách nói riêng,...biểu hiện tuổi tác, giới tính, địa phương, nghề nghiệp, cá tính, trình độ, học vấn...

 b. Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao:

- Tính cụ thể:

+ Hoàn cảnh giao tiếp: lao động  sản xuất

+ Nhân vật giao tiếp: chàng trai – cô gái

+ Cách nói năng, từ ngữ diễn đạt: “cô” - “anh”          

- Tính cảm xúc:

+ Lời nói biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu: “hỡi cô” “với anh”

+ Kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc: “hỡi…”          

- Tính cá thể:

+ Thể hiện qua vốn từ ngữ ưa dùng riêng: “lòa xòa”, “lại đây”, “đập đất trồng cà”…

Câu hỏi liên quan

  • “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”
(Nguyễn Bính, “Tương

    “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”

    (Nguyễn Bính, “Tương tư”)

    Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên. (1,0 điểm) 

  • Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0

    Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0 điểm)

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

  • Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:
     

    Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:

                               “Bất tri tam bách dư niên hậu

                                Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

                                (Không biết hơn ba trăm năm sau

                                Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

                                                 (“Đọc Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du)

    ( 3,0 điểm) 

  • Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.(5,0 điểm)

    Em cảm nhận thế nào về cuộc đời nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”.(5,0 điểm) 

  • Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  
Em hãy

    Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  

    Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ bản thân về vấn đề trên? (3,0 điểm) 

  • Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (6,0 điểm)

  • Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm

    Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm)

  • Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao
               

    Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao

                               “Mình về mình có nhớ ta,

                         Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế? (1,0 điểm) 

  • Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:
 

    Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:

     "…Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyến Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người thiết tha…"

    Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên? (7,0 điểm)