a: Theo chương trình Cơ bản (Dành cho các lớp A,V) (7,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong tác phẩm “Vội vàng” để thấy được tình yêu cuộc sống trần thế đắm say, tha thiết của thi nhân:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hang mi;
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
(Vội vàng – Xuân Diệu)
I. Giới thiệu chung: (0,5 điểm)
- Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Ông được mệnh danh là “ông hoàng của thi ca tình yêu”. Trước cách mạng, với hai tập “Thơ Thơ” và “Gửi hương cho gió”, Xuân Diệu đã chính thức trờ thành “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
- Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ” là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Diệu viết về mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. Tác phẩm để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây:
“Tôi muốn tắt nắng đi
...Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
II. Phân tích đoạn thơ: (6,0 điểm)
1. Bốn câu đầu:
- Thể ngũ ngôn phù hợp cho việc thể hiện những cảm xúc vồ vập của Xuân Diệu bởi câu thơ ngắn lại giàu nhịp điệu. Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần cùng với đó là hai động từ mạnh “tắt, buộc” đã làm nổi bật khao khát của nhà thơ. Đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để buộc hương hoa tươi thắm mãi bên đời. Ngông cuồng hơn cả là nhà thơ muốn vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại để thi nhân tận hưởng được những phút giây tuổi trẻ của đời mình. Suy cho cùng khát vọng ấy của Xuân Diệu thật ngông cuồng nhưng cũng rất dễ hiểu.
3. Bảy câu thơ tiếp theo:
- Bảy câu thơ là một bước tranh thiên nhiên mùa xuân được vẽ nên bằng một hồn thơ có “Cặp mắt xanh non biếc rờn”. Cảnh vật đang vào độ thanh tân, diễm lệ, căng tràn sức sống, rất tình tứ, quyến rũ. Bức tranh hội tụ đầy đủ hương thơm, ánh sáng và màu sắc, âm thanh ( đây chính là phép tương giao giữa các giác quan mà Xuân Diệu học được ở thơ ca phương Tây). Cảnh vật hiện lên đều có đôi, có cặp: “Ong bướm- tuần tháng mật” ;“Hoa- đồng nội xanh rì” ; “lá- cành tơ” ; “yến anh- khúc tình si”;…
-> Quả thật, đó là một "bữa tiệc trần gian".
4. Hai câu thơ cuối:
- Tâm trạng “sung sướng” - hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, tươi vui đón nhận cuộc sống bằng tình cảm trìu mến, thiết tha gắn bó.
- “Vội vàng” là tâm trạng tiếc nuối bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới. Vì thế dù đang sống trong mùa xuân nhưng thi nhân đã cảm thấy tiếc nuối mùa xuân ngay khi đang ở trong mùa xuân “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
=> Hai nét tâm trạng tưởng như đối lập nhưng lại thống nhất.
5. Đặc sắc nghệ thuật:
- Đoạn thơ để lại dấu ấn nghệ thuật đặc sắc. Thể thơ tự do, sử dụng nhiều điệp ngữ, điệp từ, so sánh ẩn dụ, bút pháp tương giao… Ngôn ngữ thơ chọn lọc. Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu.
- Quan niệm nghệ thuật mới mẻ: con người là chuẩn mực cho vẻ đẹp của tự nhiên.
III. Đánh giá chung: (0,5 điểm)
Tóm lại, đoạn thơ ta vừa phân tích ở trên là đoạn thơ hay nhất trong bài thơhơ "Vội vàng”. Bằng ngôn ngữ rất đỗi Tây phương, nhưng tình cảm của nhân vật trữ tình lại rất gần gũi, thân quen. Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc một giọng thơ lạ, một cách cảm nhận về mùa xuân rất đỗi nồng nàn. Qua đó thấy được lòng yêu đời và khát vọng sống mãnh liệt của thi nhân. Đúng như nhà phê bình Thế Lữ đã nhận xét “Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, Xuân Diệu dang tay chào đón nhựa sống rào rạt của cuộc đời”.