Hoà tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a mol/lít được dung dịch Y và còn lại 1 gam đồng không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xong, nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng 4 gam so với ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đktc) bay ra.(Giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám vào thanh Mg). Khối lượng của Cu trong X và giá trị của a là:
Do X + HCl sau phản ứng còn 1g Cu => dung dịch Y chưa Cu2+ và Fe2+ (Do Fe3+ bị khử bởi Cu)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2
Khi nhúng thanh Mg vào Y thì có khí nên HCl dư
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
Đặt nCu = x mol => n Fe2O3 = xmol ; n FeCl2 = 2x mol
=> n HCl dư = 2nH2 = 0,4a – 6x = 0,1 mol
m thanh Kl tăng= mFe + mCu – mMg =56.2x + 64x – 24(0,05 + 3x)= 4 g
=>x=0,05 mol => a=1M
=>Trong X có mCu = 1+ 64.0,05 = 4,2 g
=> A