Skip to main content

(6 điểm) Cảm nhận của em về lý tưởng anh hùng của nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du-) 

(6 điểm)
Cảm nhận của em về lý tưởng anh hùng của nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí

Câu hỏi

Nhận biết

(6 điểm)

Cảm nhận của em về lý tưởng anh hùng của nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du-) 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý chính sau: 

1/ Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và khái quát nhân vật: (0,5 điểm) 

- Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. 

- Truyện Kiều là đỉnh cao thơ văn Nguyễn Du, là kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Qua tác phẩm Nguyễn Du bộc lộ cái nhìn sâu sắc về thân phận con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời, tác phẩm cũng gửi gắm lí tưởng, khát vọng của Nguyễn Du về một xã hội công bằng, kết tinh qua hình tượng nhân vật Từ Hải. Đoạn trích "Chí khí anh hùng" cho ta thấy rõ tính cách nhân vật.

2/ Phân tích tính cách nhân vật Từ Hải: (4,0 điểm) 

- Từ Hải - người anh hùng có chí khí phi thường: (1,5 điểm)

+ Tầm vóc vĩ đại cũng như khát vọng, chí khí lớn lao:  "động lòng bốn phương", "trời bể mênh mang","bốn bể"...  

+ Hình ảnh "thanh gươm yên ngựa" cho thấy khát vọng lên đường, tư thế ung dung, tự tin, đĩnh đạc của người anh hùng.

+ Đặc biệt hình ảnh so sánh "gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" càng tô đậm sức mạnh và bản lĩnh phi thường của Từ.

- Lí tưởng cao đẹp - khao khát về một sự nghiệp lớn(1,0 điểm) thể hiện trong các câu thơ: "Bao giờ 10 vạn tinh binh - Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường" . Hình ảnh thơ có cả âm thanh, màu sắc, sức mạnh diễn tả khí thế và khát vọng, hoài bão lớn lao của Từ Hải.    

Qua đó, có thể thấy Từ Hải còn là một trang nam nhi tràn đầy tự tin: tin vào tài năng, sức mạnh của bản thân, tin vào tương lai. (dẫn chứng thơ)

- Không chỉ ý thức rõ ràng về tài năng, nghĩa vụ, lí tưởng của mình mà còn quyết tâm thực hiện lí tưởng đó. (1,0 điểm)  

+ Từ đã biết vượt qua những níu kéo của tình cảm cá nhân riêng từ. (Từ ngữ thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát đó: "thoắt" , "thẳng rong", "quyết lời", "dứt áo ra đi").   

+ Cuộc chia tay Từ Hải - Thúy Kiều khác hẳn với cuộc chia tay khác (cuộc chia tay Kiều - Kim Trọng, Kiều - Thúc Sinh)

- Nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật: (0,5 điểm)

+ Bút pháp lí tưởng hóa

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng

+ Ngôn ngữ đối thoại

3/ Đánh giá chung: (0,5 điểm)

- Từ Hải là một vị anh hùng đầy tự tin, bản lĩnh, có chí khí phi thường, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm.    

- Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du.

Câu hỏi liên quan

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ"    [Pautopxki]

    (5,0 điểm)

  • Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:
     

    Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:

                               “Bất tri tam bách dư niên hậu

                                Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

                                (Không biết hơn ba trăm năm sau

                                Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

                                                 (“Đọc Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du)

    ( 3,0 điểm) 

  • Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó?

    Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó? Theo anh/chị quá trình hóa thân đó có ý nghĩa gì? (3,0 điểm) 

  • Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản

    Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:

    “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” (Karl Marx)

    (5,0 điểm) 

  • “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu

     

    “Thương thay cũng một kiếp người

    Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

    Những là oan khổ lưu li

    Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »

                                                                   (Nguyễn Du)

    Qua bài thơ  « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):

  • Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (6,0 điểm)

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

                                     Trâu ơi, ta bào trâu này

                              Trâu  ngoài ruộng, trâu cày với ta

                                     Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

                              Ta đây, trâu đấy ai mà quàn công!

                                     Bao giờ cây lúa còn bông,

                              Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

                                                        (Ca dao)

    (2,0 điểm)

  •         Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng”

              Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:
 

    Nói về bài thơ “Cảnh ngày hè”, SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 có viết:

     "…Bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyến Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người thiết tha…"

    Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên? (7,0 điểm) 

  • Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao
               

    Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao

                               “Mình về mình có nhớ ta,

                         Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế? (1,0 điểm)