Skip to main content

(3,0 điểm) Báo điện tử Tuổi trẻ online/Chính trị - xã hội/Tiêu điểm, ngày 25/2/2014 đưa tin: “Dịp Tết Ất Mùi 2015, hơn 6200 trường hợp nhập viện vì ẩu đả, đánh nhau”. Ông Trần Kiến Xương, chánh văn phòng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần phải thổi còi báo động về thói hung hãn đã và đang bùng phát  ở một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là thanh niên nông thôn”.                                       (Tuổi trẻ online/Nhịp sống trẻ, ngày 27/2/2014) Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về hiện tượng trên. 

(3,0 điểm)
Báo điện tử Tuổi trẻ online/Chính trị - xã hội/Tiêu điểm, ngày 25/2/2014 đưa

Câu hỏi

Nhận biết

(3,0 điểm)

Báo điện tử Tuổi trẻ online/Chính trị - xã hội/Tiêu điểm, ngày 25/2/2014 đưa tin:

“Dịp Tết Ất Mùi 2015, hơn 6200 trường hợp nhập viện vì ẩu đả, đánh nhau”.

Ông Trần Kiến Xương, chánh văn phòng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần phải thổi còi báo động về thói hung hãn đã và đang bùng phát  ở một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là thanh niên nông thôn”.

                                      (Tuổi trẻ online/Nhịp sống trẻ, ngày 27/2/2014)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về hiện tượng trên. 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Những ý chính cần đạt:

1.  Nhận thức hiện tượng:

-   "Ẩu đả, đánh nhau" là những biểu hiện cụ thể của "thói hung hãn": hiện tượng này thường xảy ra khi có bất đồng giữa các đối tượng. 

-   Hiện tượng này mang tính phổ biến, đặc biệt, con số hơn 6200 trường hợp nhập viện chỉ trong dịp Tết Ất Mùi  đã báo hiệu sự leo thang của bạo lực trong giới trẻ, nhất là thanh niên nông thôn. Điều này còn là một vấn nạn về đạo đức, nhân cách, văn hóa của con người. 

2.  Bàn luận về hiện tượng:

a. Hậu quả:

-   Gây thương tích, chết người.

-   Người vi phạm sẽ bị phạt hành chính, thậm chí tù tội.

-   Các hành vi ẩu đả đôi khi còn gây thiệt hại về vật chất, gây ảnh hưởng tới tâm lí xã hội.

b. Nguyên nhân:

Nguyên nhân trực tiếp:

-  Do cờ bạc, rượu chè,...dẫn đến bất đồng, mâu thuẫn. 

-  Nhiều bạn trẻ có cái tôi lớn, thích thể hiện bản thân nên hay gây gổ, xử lí tình huống bằng bạo lực,... Đôi khi chỉ một cái "nhìn đểu" cũng trở thành nguyên nhân của các vụ việc này.

Nguyên nhân gián tiếp:

-  Do ảnh hưởng của internet, phim ảnh, game bạo lực.

-  Do môi trường sống.

-  Do sự yếu kém trong giáo dục của gia đình, nhà trường và quan trọng hơn hết là do nhận thức sai lệch, do ý thức của bản thân mỗi người…. Đặc biệt, ở nông thôn, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng.

c.  Giải pháp:

-   Chú trọng tuyên truyền, giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ.

-   Tạo môi trường sống và làm việc tiến bộ, văn minh.

-   Có các hình thức xử lí, kỉ luật nghiêm khắc, có tính răn đe.

3. Bài học nhận thức và hành động:

-   Bài học nhận thức: Ý thức được việc đánh nhau, ẩu đả là hiện tượng xấu, cần phê phán, lên án, ngăn chặn.

-   Bài học hành động: Sống lành mạnh, có ích, chan hòa, cởi mở; tuyên truyền để mọi người cùng sống vui vẻ, hòa thuận…

Câu hỏi liên quan

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm)
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)

    Câu 3: (3,0 điểm)

    Chẳng ai muốn làm hành khất

    Tội trời đày ở nhân gian

    Con không được cười giễu họ

    Dù họ hôi hám úa tàn.

    Nhà mình sát đường, họ đến

    Có cho thì có là bao

    Con không bao giờ được hỏi

    Quê hương họ ở nơi nào.

    Con chó nhà mình rất hư

    Hễ thấy ăn mày là cắn

    Con phải răn dạy nó đi

    Nếu không thì con đem bán.

    Mình tạm gọi là no ấm

    Biết đâu cơ trời vần xoay

    Lòng tốt gửi vào thiên hạ

    Biết đâu nuôi bố sau này...

    ( “Dặn con” - Trần Nhuận Minh)

    Bài thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những người bất hạnh trong cuộc sống?

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

     Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm)

    Về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, có nhiều nhận xét trái chiều về sự tính toán khôn ngoan, cách sống thực dụng, hoặc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của nhân vật...

    Trình bày ý kiến riêng của anh/chị.

     

  • Câu 2:
Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì

    Câu 2:

    Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm:

    “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

    (Trích “Đời thừa” – Nam Cao)

    Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?

  • ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    c/ Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.”có ý nghĩa gì ? ( 0,5 điểm)

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 
Câu 4: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 4: (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2a:

    Đất nước ta có rất nhiều những dòng sông đẹp đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sĩ.

    Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp một dòng sông trong một tác phẩm văn học mà anh/chị đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn THPT. 

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm): 
Câu 1 (3,0 điểm):
Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 1 (3,0 điểm):

    Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và 79 tàu khác của họ xâm nhập trái phép lãnh hải Việt Nam.

    Là một thanh niên Việt Nam yêu nước, anh/chị hãy viết thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ thái độ, quan điểm của bản thân trước hành động này nhà cầm quyền Trung Quốc. 

  • Câu 1: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
       “Mình về với Bác

    Câu 1: 

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

           “Mình về với Bác đường xuôi

    Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

            Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời

    Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

            Nhớ Người những sáng tinh sương

    Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

            Nhớ chân Người bước lên đèo

    Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”

                                 (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

    1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách hiệp vần?

    2/ Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

    3/ Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ này là gì? Nêu tác dụng? Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là cảm xúc như thế nào?

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

             ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)