Skip to main content

(3,0 điểm)       Ngày xưa cha ông ta thường coi ba thứ tiếng sau đây là những âm thanh đẹp: Tiếng xay lúa, giã gạo; tiếng trẻ con học bài và tiếng gà gáy báo trời sáng.      Anh/chị hiểu quan niệm trên như thế nào? Từ đó viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về những âm thanh đẹp và không đẹp trong cuộc sống hôm nay.

(3,0 điểm) 
     Ngày xưa cha ông ta thường coi ba thứ tiếng sau đây

Câu hỏi

Nhận biết

(3,0 điểm) 

     Ngày xưa cha ông ta thường coi ba thứ tiếng sau đây là những âm thanh đẹp: Tiếng xay lúa, giã gạo; tiếng trẻ con học bài và tiếng gà gáy báo trời sáng.

     Anh/chị hiểu quan niệm trên như thế nào? Từ đó viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về những âm thanh đẹp và không đẹp trong cuộc sống hôm nay.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Đây là dạng đề mở, học sinh được trình bày cách hiểu riêng, nhưng cần có lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, phù hợp, tránh lối suy diễn viển vông. Gợi ý:

1. Nhận thức và suy ngẫm về quan niệm của cha ông ta: 0,5 điểm

Ba thứ tiếng được ông cha ta coi là đẹp:

- Tiếng xay lúa, giã gạo: báo hiệu sự no đủ, được mùa…

- Tiếng trẻ con học bài: biểu tượng của một xã hội hưng thịnh, coi trọng học hành, tri thức.

- Tiếng gà gáy báo trời sáng:  biểu tượng của một ngày mới bắt đầu, một tương lai rạng rỡ mở ra.

=> Đó là những âm thanh của sự sống, báo hiệu một cuộc sống no ấm, thanh bình, cũng chính là mong ước của cha ông ta về một xã hội tốt đẹp, lý tưởng.

2. Suy nghĩ  về những âm thanh đẹp và không đẹp trong cuộc sống hôm nay : 1,5 điểm

-  Cuộc sống bình yên thịnh vượng ngày nay là cuộc sống văn minh, tiến bộ và dân chủ. Cuộc sống mà con người đang hướng tới những giá trị Chân, Thiện, Mĩ.

- Những âm thanh đẹp mang hơi thở của cuộc sống tươi sáng như:

+ Tiếng nói, tiếng cười, lời hát, lời ru con, những bản nhạc được cất lên từ lòng người để ca ngợi đất nước, con người.

+ Những thanh âm trong trẻo,bình dị của thiên nhiên: tiếng chim hót líu lo, tiếng sóng biển, tiếng gió vi vu…

+ Âm thanh báo hiệu sự khởi đầu tốt đẹp, rộn rã lòng người như tiếng trống trường.

Những âm thanh này có thể đến từ tự nhiên nhưng chủ yếu là do con người tạo ra.

-  Ngược lại với cuộc sống bình yên, thịnh vượng là sự ảm đạm, chết chóc, tồn tại những điều xấu xa, nghèo đói, sự kém hiểu biết của nhận thức, tư duy…

- Một số âm thanh không đẹp trong cuộc sống hôm nay:

+ Tiếng bom rơi đạn nổ, tiếng khóc lóc, tiếng kêu khổ đau của con người trong chiến tranh, trong sự nghèo đói…

+ Tiếng cãi vã, nói tục, chửi bậy, …

Con người chính là nhân tố quan trọng nhất tạo ra những âm thanh này.

3. Bài học nhận thức và hành động của bản thân 1,0 điểm

- Bài học nhận thức:

+ Biết trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống hiện tại, mở rộng tâm hồn để đón nhận những thanh âm đẹp đẽ của thiên nhiên, của con người…

+ Việc tạo ra cho cuộc sống âm thanh đẹp hay không là đều nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người. Do đó mỗi người cần nhận thức đúng đắn để thực sự là những người có ích cho xã hội.

- Bài học hành động: Biết dùng ngôn ngữ dân tộc một cách trong sáng giàu đẹp, cần biết thanh lọc, xóa bỏ những âm thanh chưa đẹp, có ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Câu hỏi liên quan

  • Câu 1: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
       “Mình về với Bác

    Câu 1: 

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

           “Mình về với Bác đường xuôi

    Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

            Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời

    Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

            Nhớ Người những sáng tinh sương

    Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

            Nhớ chân Người bước lên đèo

    Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”

                                 (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

    1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách hiệp vần?

    2/ Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

    3/ Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ này là gì? Nêu tác dụng? Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là cảm xúc như thế nào?

  • (2,0 điểm) 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng

     (2,0 điểm) 

    “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”

                       (Trích “Nhớ con sông quê hương”-Tế Hanh)

    Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    - Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ

    - Nội dung chính của đoạn thơ

    - Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm): 
Câu 1 (3,0 điểm):
Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 1 (3,0 điểm):

    Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và 79 tàu khác của họ xâm nhập trái phép lãnh hải Việt Nam.

    Là một thanh niên Việt Nam yêu nước, anh/chị hãy viết thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ thái độ, quan điểm của bản thân trước hành động này nhà cầm quyền Trung Quốc. 

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3a( 5,0 điểm)
Thơ Tố

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3a( 5,0 điểm)

    Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ  “Từ ấy” của Tố Hữu để làm sáng tỏ điều này.

                          Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                          Mặt trời chân lý chói qua tim 

                          Hồn tôi là một vườn hoa lá 

                          Rất đậm hương và rộn tiếng chim... 

                     

                          Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

                          Để tình trang trải với trăm nơi 

                          Để hồn tôi với bao hồn khổ 

                          Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 

     

                           Tôi đã là con của vạn nhà 

                           Là em của vạn kiếp phôi pha 

                           Là anh của vạn đầu em nhỏ 

                           Không áo cơm, cù bất cù bơ...

                                          Tháng 7 – 1938

                         (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

  • I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):
Đọc ngữ liệu sau:
“Ông là nhà văn của những tính cách phi thường,

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):

    Đọc ngữ liệu sau:

    “Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội....Ông cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến nhà văn tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu”

                                                                          (Dẫn theo www. wikipedia.org)

    1. Hãy cho biết đoạn văn trên nói về nhà văn nào?

    2. Trình bày vắn tắt những hiểu biết của anh/chị về sự nghiệp sáng tác của nhà văn đó. 

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

    "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến những quan hệ riêng tư, đến số phận cá nhân với thái độ bất hòa và bất lực trước môi trường xã hội tầm thường, giả dối, tù túng dưới ách thực dân. Thế loại thích hợp nhất với chủ nghĩa lãng mạn là thơ trữ tình và các thể loại văn xuôi trữ tình."

    (Dựa theo Ngữ văn lớp 11 tập 2, tr.l 13, Nxb Giáo dục)

    1. Chỉ ra nội dung cơ bản của đoạn trích?

    2. Nội dung cơ bản trên đã được cụ thể hóa bằng những ý nào?

    3. Anh/ chị hiếu thế nào về "thái độ bất hòa và bất lực trưởc môỉ trường xã hội” của các tác giả sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa?

  • (3,0 điểm):
“Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu

     (3,0 điểm):

    “Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu tiên của mọi thất bại”

    Anh(chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 2:
Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn

     

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

    Câu 2:

    Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, có học sinh đã chép như sau:

         Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

         Quân đi điệp điệp chùng chùng

    Ánh sao đầu súng bạn cùng mủ nan.

         Dân công đỏ đuốt từng đoàn

    Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

         Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai nên…

    Hãy chỉ ra những lỗi sai, thiếu chính xác trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

  • LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích

    LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:

                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                              Phải biết gắn bó và san sẻ

                              Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                              Làm nên Đất Nước muôn đời”.

                                        (Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)

     Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?

     

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 
Câu 4: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 4: (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.