Skip to main content

(2,0 điểm) Đọc văn bản: Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại Quê hương ta tất cả vẫn còn đây Dù người thân đã ngã xuống đất này Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy Ta nhìn, ta ngắm, ta say Ta run run nắm những bàn tay Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng   Đây rồi đoạn đường xưa Nơi ta vẫn thường đi trong mộng Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa Ầu ơ…thương nhớ lắm! Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng Như tấm lòng em trong trắng thủy chung Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng Hoa lục bình tím cả bờ sông                    (“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân) Thực hiện các yêu cầu sau: 1. Hai dòng thơ đầu có sử dụng những thành phần biệt lập nào? Dùng để diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?  2. Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì? 3.  Những hình ảnh nào trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương? 4. Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình của tác giả? 5. Chữ  “tím” trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông” có sự chuyển đổi từ loại như thế nào? Tác dụng của sự chuyển đổi ấy trong việc biểu đạt nội dung?

(2,0 điểm)
Đọc văn bản:
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê

Câu hỏi

Nhận biết

(2,0 điểm)

Đọc văn bản:

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa

Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại

Quê hương ta tất cả vẫn còn đây

Dù người thân đã ngã xuống đất này

Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy

Ta nhìn, ta ngắm, ta say

Ta run run nắm những bàn tay

Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng

 

Đây rồi đoạn đường xưa

Nơi ta vẫn thường đi trong mộng

Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa

Ầu ơ…thương nhớ lắm!

Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng

Như tấm lòng em trong trắng thủy chung

Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm

Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông

                   (“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Hai dòng thơ đầu có sử dụng những thành phần biệt lập nào? Dùng để diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?

 2. Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì?

3.  Những hình ảnh nào trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương?

4. Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình của tác giả?

5. Chữ  “tím” trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông” có sự chuyển đổi từ loại như thế nào? Tác dụng của sự chuyển đổi ấy trong việc biểu đạt nội dung?


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1. 0,5 điểm

Hai dòng thơ đầu có sử dụng các thành phần biệt lập:

- Thành phần cảm thán: “Ôi”

- Thành phần tình thái: “Có ngờ đâu”

=> Thể hiện tâm trạng xúc động rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ.

2. 0,25 điểm

Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”… nhằm thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và nỗi xúc động, bồi hồi của tác giả khi trở lại quê nhà sau bao năm năm xa cách.

3. 0,25 điểm

Những hình ảnh trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương: xanh biếc bóng dừa, những mặt người ta yêu biết mấy, đoạn đường xưa. tiếng võng đưa, những bông trang trắng  những bông trang hồng, con sông nước chẳng đổi dòng, hoa lục bình tím cả bờ sông.

4. 0,5 điểm

Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp, thật yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ trong cái tôi trữ tình của tác giả.

5. 0,5 điểm

- Trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông”, chữ “tím” ở đây có sự chuyển đổi từ loại từ tính từ sang động từ [tím: nhuộm tím cả bờ sông] 

-  Tác dụng: gợi ra hình ảnh dòng sông quê đẹp, gần gũi và thanh bình, êm ả mà tràn đầy sức sống với sắc tím như trải dài triền miên, vô tận.

Câu hỏi liên quan

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3b: (5,0 điểm)
Trình

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3b: (5,0 điểm)

    Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) .

  • LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích

    LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:

                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                              Phải biết gắn bó và san sẻ

                              Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                              Làm nên Đất Nước muôn đời”.

                                        (Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)

     Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?

     

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3a( 5,0 điểm)
Thơ Tố

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3a( 5,0 điểm)

    Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ  “Từ ấy” của Tố Hữu để làm sáng tỏ điều này.

                          Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                          Mặt trời chân lý chói qua tim 

                          Hồn tôi là một vườn hoa lá 

                          Rất đậm hương và rộn tiếng chim... 

                     

                          Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

                          Để tình trang trải với trăm nơi 

                          Để hồn tôi với bao hồn khổ 

                          Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 

     

                           Tôi đã là con của vạn nhà 

                           Là em của vạn kiếp phôi pha 

                           Là anh của vạn đầu em nhỏ 

                           Không áo cơm, cù bất cù bơ...

                                          Tháng 7 – 1938

                         (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2b:

    Đề tựa vở kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng viết:

    “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.”

    Giả sử anh/chị là một luật sư tham gia phiên tòa xử Vũ Như Tô và những người nổi dậy, anh/chị sẽ lựa chọn thân chủ nào và đưa ra những lý lẽ thuyết phục gì để bảo vệ thân chủ của mình?

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )
Câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điếm)

    Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

    "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

    Cô vân mạn mạn độ thỉên không"

    Dịch thơ:

    "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

    ( “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục).

    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

    ( “Tràng giang”, Huy Cận, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục)

  • (3,0 điểm):
“Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu

     (3,0 điểm):

    “Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu tiên của mọi thất bại”

    Anh(chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

  • Câu 1: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
       “Mình về với Bác

    Câu 1: 

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

           “Mình về với Bác đường xuôi

    Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

            Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời

    Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

            Nhớ Người những sáng tinh sương

    Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

            Nhớ chân Người bước lên đèo

    Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”

                                 (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

    1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách hiệp vần?

    2/ Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

    3/ Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ này là gì? Nêu tác dụng? Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là cảm xúc như thế nào?

  • I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):
Đọc ngữ liệu sau:
“Ông là nhà văn của những tính cách phi thường,

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):

    Đọc ngữ liệu sau:

    “Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội....Ông cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến nhà văn tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu”

                                                                          (Dẫn theo www. wikipedia.org)

    1. Hãy cho biết đoạn văn trên nói về nhà văn nào?

    2. Trình bày vắn tắt những hiểu biết của anh/chị về sự nghiệp sáng tác của nhà văn đó. 

  • (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
       “Mình đi, có nhớ

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

           “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

            Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

            Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

            Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

            Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

            Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)