Skip to main content

(6 điểm) Học sinh chọn một trong hai câu sau: b/ Phân tích bài thơ Chiều tối- Hồ Chí Minh. (SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục- 2008)

(6 điểm) Học sinh chọn một trong hai câu sau:
b/ Phân tích bài thơ Chiều tối- Hồ Chí

Câu hỏi

Nhận biết

(6 điểm) Học sinh chọn một trong hai câu sau:

b/ Phân tích bài thơ Chiều tối- Hồ Chí Minh. (SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục- 2008)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Yêu cầu về kĩ năng:

Biết làm bài văn nghị luận về phân tích một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo cách riêng nhưng cần làm rõ ý cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận.

- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên:

+ Cảnh chiều muộn nơi núi rừng âm u, vắng vẻ, hiu quạnh: cánh chim, chòm mây.

+ Hình ảnh cánh chim chiều: Trong thơ cổ điển, hình ảnh cánh chim mỏi đã trở thành một hình ảnh có tính chất ước lệ để tả cảnh buổi chiều- mang ý nghĩa không gian và cả thời gian- cánh chim mỏi →  sự tương đồng.

+ Chất Đường thi đậm nét bởi sự xuất hiện của chòm mây cô đơn, lẻ loi, mang nỗi khắc khoải mơ hồ của con người trước cõi hư không.(chữ “cô” và “mạn mạn”)

=> Nhận xét: Nghệ thuật mượn điểm tả diện, lấy động tả tĩnh, lấy cái nhỏ bé để tả cái bát ngát mênh mông. Đặt vào trong hoàn cảnh tù đày khổ ải ta mới thấy rõ trái tim Người luôn hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên, hướng về tổ quốc, về cuộc sống. Bởi thế, hai câu thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển vừa mang nét đẹp tinh thần hiện đại.

- Bức tranh cuộc sống:

+ Hình ảnh con người “Sơn thôn thiếu nữ”: một người lao động với vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn trong tư thế lao động rất cần mẫn, siêng năng => Tác giả luôn hướng lòng mình đến những con người lao động gắn bó với cuộc sống. Con người được đặt ở vị trí trung tâm của bài thơ, thiên nhiên lùi về phía sau làm nền cho con người khiến bức tranh toàn cảnh trở nên gần gũi, sinh động và ấm áp.

+ Nghệ thuật vắt dòng tạo âm hưởng nhịp nhàng vừa diễn tả những vòng quay liên hoàn của chiếc cối xay ngô → là nhịp điệu lao động, là hơi thở cuộc sống. Vòng quay còn mang ý nghĩa ẩn dụ cho sự vận động của thời gian.

+ “Hồng” : Là nhãn tự của bài thơ kết thúc một cách tự nhiên nhưng cũng bất ngờ. Dùng ánh sáng để gián tiếp miêu tả trời tối. (So sánh với nguyên tác- không dùng chữ “tối”). Hình ảnh thơ không tĩnh tại mà hướng đến ánh sáng, sự sống.

+ Tác giả: Vượt lên trên hoàn cảnh, gắn bó với cuộc sống, con người (trên toàn thế giới).

- Đánh giá chung.

Câu hỏi liên quan

  • Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

                                     Trâu ơi, ta bào trâu này

                              Trâu  ngoài ruộng, trâu cày với ta

                                     Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

                              Ta đây, trâu đấy ai mà quàn công!

                                     Bao giờ cây lúa còn bông,

                              Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

                                                        (Ca dao)

    (2,0 điểm)

  • Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm)

    Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

    Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới- bài 43). (6,0 điểm)

  • Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương

    Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”? (1,5 điểm)

  • Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu

    Trình bày ngắn gọn đặc điểm của hai thể loại văn học dân gian Việt Nam: truyện cổ tích (tiểu loại truyện cổ tích thần kì), ca dao. (2,0 điểm)

  • Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí

    Hãy phát biểu cảm nhận của anh (chị) về triết lí "nhàn" trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (6,0 điểm)

  • Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó?

    Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó? Theo anh/chị quá trình hóa thân đó có ý nghĩa gì? (3,0 điểm) 

  • Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  
Em hãy

    Nước là một tài nguyên vô cùng quí giá nhưng hiện bị ô nhiễm một cách trầm trọng.  

    Em hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ bản thân về vấn đề trên? (3,0 điểm) 

  • Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

    Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

    hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

    lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

    của lịch sử Việt Nam.

    Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)