Skip to main content

(5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Nhưng đó là kiểu người anh hùng – con đẻ của đất cày và sông nước; ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự cao cả hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và lắm khi chất anh hùng lại lộ ra qua những biểu hiện ngây thơ, ngộ nghĩnh. Qua nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.  

(5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng:
Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Nhưng đó là kiểu người

Câu hỏi

Nhận biết

(5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng:

Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Nhưng đó là kiểu người anh hùng – con đẻ của đất cày và sông nước; ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự cao cả hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và lắm khi chất anh hùng lại lộ ra qua những biểu hiện ngây thơ, ngộ nghĩnh.

Qua nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý chính dưới đây:

1. GIỚI THIỆU CHUNG: 0,5 điểm

-  Nguyễn Thi là là một trong những cây bút xăn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ông là nhà văn gắn bó sâu sắc với nhân dân miền Nam, được mệnh danh: nhà văn của người dân Nam Bộ .

-  “Những đứa con trong gia đình” là truyện ngắn xuất sắc  nhất của Nguyễn Thi, được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí "Văn nghệ Quân giải phóng". Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng.

2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN: 0,5 điểm

-  Trích dẫn ý kiến: “Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Nhưng đó là kiểu người anh hùng – con đẻ của đất cày và sông nước; ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự cao cả hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và lắm khi chất anh hùng lại lộ ra qua những biểu hiện ngây thơ, ngộ nghĩnh”.

=> Ý nghĩa:

+ Khẳng định đặc điểm tính cách của các nhân vật Việt và Chiến.

+ Nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi.

3.  PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH: 3,0 điểm

3.1: Nhân vật Chiến: 1,5 điểm

- Chiến hiện lên với vóc dáng của một người lao động:  hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng, thân người to và chắc nịch... 

- Sự đảm đang, tháo vát: Ở Chiến, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ: Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo, "nói nghe thiệt gọn" khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ. Về điều này Chiến rất giống với mẹ, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ.Theo lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút nào".

=> Xứng đáng là người con cả, người chị trong gia đình.

- Phẩm chất anh hùng: 

+ Cô có đức tính kiên trì, chịu khó ( bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng).

+ Cô cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc, kiên cường, quyết tâm đánh giặc đến cùng: Trong ngày tòng quân, Chiến nói với em: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !".

- Tuy nhiên, ở chị Chiến vẫn có những  nét nữ tính: lúc nào cũng có chiếc gương nhỏ trong túi, ngậm một ít tóc trông nữ tính, quan trọng nhất là có cơ hội cầm súng.

=> Nhân vật Chiến hiện lên thật bình dị, để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng “giỏi việc nước, đảm việc nhà

3.2: Nhân vật Việt: 1,5 điểm

- Tính cách trẻ con, hồn nhiên, hiếu động:

+ Thích dành phần hơn với chị Chiến (chiến tích sông Định Thủy, dành đi lính)

+ Vô tư nên việc nhà phó thác cho chị Chiến, khi chị Chiến bàn bạc việc nhà thì “lăn ra cười khì", lúc lại "chụp một con đom đóm" rồi ngủ quên lúc nào không biết.

+ Đi lính vẫn mang theo súng cao su.

+ Dấu thư chị sợ các anh trong trung đoàn biết sẽ mất chị..

+ Bị thương ko sợ chết mà sợ ma…

+ Gặp đồng đội, Việt giống hệt thằng út em ở nhà "khóc đó rồi lại cười đó"

- Nhưng khi đi đánh giặc, Việt là người anh hùng thực thụ:

+ Luôn khắc ghi mối thù của gia đình "Mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai"

+ Quyết tâm đi đánh giặc , lập nhiều chiến công để trả thù cho ba má.

+ Trong trận chiến đấu ác liệt ở rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của đích dù bị thương rất nặng và bị lạc đồng đội. 

=>  Việt được khắc họa là một nhân vật tuổi trẻ anh hùng, đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, bên cạnh đó không kém phần ngây thơ, ngộ nghĩnh.

3.3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 0,5 điểm

- Nghệ thuật trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật.

- Khắc họa tính cách và tâm lí nhân vật sắc sảo.

- Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.

4. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 0,5 điểm

- Với ngòi bút tài hoa, tác giả Nguyễn Thi đã xây dựng thành công Chiến và Việt -  những nhân vật anh hùng,  là thế hệ tiếp nối cha ông đánh giặc, làm dày thêm truyền thống vẻ vang của gia đình, quê hương. Đặc biệt hơn, nhà văn còn gửi gắm ở họ những nét đặc trưng của người con sông nước, những nét bình dị, chất phác mà vô cùng ngộ nghĩnh đáng yêu của những người dân Nam Bộ.

-  Chiến và Việt là những anh hùng mang nét đặc trưng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước nói chung, đồng thời họ cũng là những anh hùng mang nét khác biệt của Nguyễn Thi nói riêng.

- Nguyễn Thi xứng đáng được gọi là nhà văn của người dân Nam Bộ.

Câu hỏi liên quan

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3a( 5,0 điểm)
Thơ Tố

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3a( 5,0 điểm)

    Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ  “Từ ấy” của Tố Hữu để làm sáng tỏ điều này.

                          Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                          Mặt trời chân lý chói qua tim 

                          Hồn tôi là một vườn hoa lá 

                          Rất đậm hương và rộn tiếng chim... 

                     

                          Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

                          Để tình trang trải với trăm nơi 

                          Để hồn tôi với bao hồn khổ 

                          Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 

     

                           Tôi đã là con của vạn nhà 

                           Là em của vạn kiếp phôi pha 

                           Là anh của vạn đầu em nhỏ 

                           Không áo cơm, cù bất cù bơ...

                                          Tháng 7 – 1938

                         (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm)
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)

    Câu 3: (3,0 điểm)

    Chẳng ai muốn làm hành khất

    Tội trời đày ở nhân gian

    Con không được cười giễu họ

    Dù họ hôi hám úa tàn.

    Nhà mình sát đường, họ đến

    Có cho thì có là bao

    Con không bao giờ được hỏi

    Quê hương họ ở nơi nào.

    Con chó nhà mình rất hư

    Hễ thấy ăn mày là cắn

    Con phải răn dạy nó đi

    Nếu không thì con đem bán.

    Mình tạm gọi là no ấm

    Biết đâu cơ trời vần xoay

    Lòng tốt gửi vào thiên hạ

    Biết đâu nuôi bố sau này...

    ( “Dặn con” - Trần Nhuận Minh)

    Bài thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những người bất hạnh trong cuộc sống?

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3b: (5,0 điểm)
Trình

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3b: (5,0 điểm)

    Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) .

  • (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
       “Mình đi, có nhớ

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

           “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

            Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

            Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

            Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

            Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

            Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

     

  • ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)
Cho văn bản sau:
         

    ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)

    Cho văn bản sau:

              “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.

                                                    (Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1/ Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)   

    2/ Trong đoạn văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…”  tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm)

    3/ Viết một văn ngắn (không quá 10 dòng) trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên?  (1,0 điểm)

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm): 
Câu 1 (3,0 điểm):
Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 1 (3,0 điểm):

    Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và 79 tàu khác của họ xâm nhập trái phép lãnh hải Việt Nam.

    Là một thanh niên Việt Nam yêu nước, anh/chị hãy viết thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ thái độ, quan điểm của bản thân trước hành động này nhà cầm quyền Trung Quốc. 

  • (2,0 điểm) 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng

     (2,0 điểm) 

    “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”

                       (Trích “Nhớ con sông quê hương”-Tế Hanh)

    Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    - Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ

    - Nội dung chính của đoạn thơ

    - Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

  • (3,0 điểm):
“Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu

     (3,0 điểm):

    “Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu tiên của mọi thất bại”

    Anh(chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2b:

    Đề tựa vở kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng viết:

    “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.”

    Giả sử anh/chị là một luật sư tham gia phiên tòa xử Vũ Như Tô và những người nổi dậy, anh/chị sẽ lựa chọn thân chủ nào và đưa ra những lý lẽ thuyết phục gì để bảo vệ thân chủ của mình?

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) 
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Trong rừng

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) 

    Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    “ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...”

    (Trích “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành)

    a) Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho đoạn văn. (1,0 điểm)

    b) Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và tác dụng của chúng (1,0 điểm)