Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả xanh; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1, khoảng cách tương đối giữa 2 cặp gen này là 0,4 đơn vị Moocgan. Alen D quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen d quy đinh quả chua; alen E quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen e quy định quả chín muộn.Hai cặp gen này cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2, khoảng cách tương đối giữa 2 cặp gen này là 0,2 đơn vị Moocgan. Cho lai 2 cây F1 có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\)\(\frac{{De}}{{dE}}\) và \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)\(\frac{{De}}{{dE}}\)với nhau được thế hệ lai F2 . Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử các với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình quả đỏ, tròn, vị ngọt, chín sớm ở F2 chiếm tỉ lệ
Ta có cặp A, B hoán vị gen với tần số 0.4
D và E hoán vị với tần số 0.2
Ta có phép lai \(\frac{{AB}}{{ab}}\)x\(\frac{{Ab}}{{aB}}\)
Ta có \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)=> ab = 0.2 và \(\frac{{AB}}{{ab}}\)= 0.3
Ta có A-B = 0.2 x 0.3 + 0,5 = 0.56
Ta có phép lai \(\frac{{De}}{{dE}}\) x \(\frac{{De}}{{dE}}\)
Có \(\frac{{De}}{{dE}}\) => de = 0.1
D-E = 0.5 + 0.1 x 0.1 = 0.51