Skip to main content

(5,0 điểm)            Về đoạn trích Việt Bắc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến”           Bằng hiều biết về đoạn trích “Việt Bắc” trong sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 1, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

(5,0 điểm) 
          Về đoạn trích Việt

Câu hỏi

Nhận biết

(5,0 điểm) 

          Về đoạn trích Việt Bắc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến”

          Bằng hiều biết về đoạn trích “Việt Bắc” trong sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 1, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính dưới đây:

1. Giới thiệu chung: 0,5 điểm

- Giới thiệu chung về tác giả Tố Hữu, về đoạn trích “Việt Bắc”: 

+ Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ luôn theo sát những chặng đường cách mạng của dân tộc. Dù viết về đề tài gì thơ Tố Hữu cũng đều mang đậm tính dân tộc cả trong nội dung lẫn hình thức..

+ Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Bài thơ viết về cuộc chia tay lớn - cuộc chia tay lịch sử giữa người về xuôi với người dân Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954. 

- Trích dẫn ý kiến:   “Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến”

2. Giải thích nhận định:  0,5 điểm

“Việt Bắc là khúc tình ca”: Là khúc ca ân tình thể hiện tình cảm yêu thương thắm thiết giữa cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc.

“Khúc anh hùng ca”: Là khúc ca hào hùng, thể hiện vẻ đẹp hùng tráng

=> “Việt Bắc” vừa là bản tình ca ca ngợi ân tình cách mạng của những con người kháng chiến thủy chung, nghĩa tình, vừa là  bản hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc và những con người trong kháng chiến. 

Nhận định đã thâu tóm được nét đặc sắc về nội dung tư tưởng của bài thơ Việt Bắc và đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu: Thơ trữ tình - chính trị.

3. Chứng minh: 3,0 điểm

a/ Việt Bắc là bài ca nghĩa tình cách mạng: 1,5 điểm

“Việt Bắc” được kết cấu theo cấu tứ đối đáp giao duyên của ca dao:

+ Hai nhân vật mình – ta; ta – mình.

+ Là lời đối đáp giữa người đi và kẻ ở: nhắc lại những kỉ niệm, hồi ức đẹp trong suốt 15 năm gắn bó.

- Điệp từ nhớ và các câu hỏi tu từ “có nhớ…” lặp lại nhiều lần, liên tiếp tô đậm tình cảm gắn bó thủy chung son sắt giữa “mình” và “ta”.

- Qua nỗi nhớ, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp:

+ Thiên nhiên Việt Bắc vừa thực, vừa thơ mộng: Có ánh trăng, sương sớm,  núi, rừng, sông, suối,…với những cái tên quen thuộc: Tân Trào, Hồng Thái, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê,…

+ Bức tranh tứ bình: Bốn mùa đông, xuân, hạ, thu tràn đầy ánh sáng, màu sắc, âm thanh và sức sống.

+ Người dân Việt Bắc bình dị, cần cù trong lao động, thủy chung “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”

- Nghĩa tình của nhân dân với cán bộ cách mạng còn là sự đồng cam cộng khổ cùng chung niềm vui và gánh vác những nhiệm vụ nặng nề:  “Nhớ khi giặc đến giặc lùng/ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”.

b/ “Việt Bắc” là bản hùng ca về cuộc kháng chiến và những con người trong kháng chiến:  1,5 điểm

- Những ngày đầu kháng chiến gian khổ, thiếu thốn. Cách mạng về khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.

- Bức tranh Việt Bắc ra quân giữa một không gian núi rừng rộng lớn:

+ Những đoàn người tấp nập: “Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Hình ảnh, âm thanh hào hùng, sôi nổi dồn dập, náo nức.

+ Lời thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại, khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc.

- Những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh, với tên đất, tên núi: Phủ Thông, Đèo Giàng, Điện Biên,…bởi xuất phát từ:

+ Lòng căm thù giặc. 

+ Tình nghĩa thủy chung của con người kháng chiến; khối đại đoàn kết toàn dân.

+ Sự lãnh đạo sang suốt của Đàng và Bác Hồ

- Bài thơ đã khẳng định Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.

c/ Nghệ thuật biểu hiện: 0,5 điểm

- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống.

- Sử dụng thể thơ lục bát có âm hưởng trữ tình vang vọng, tha thiết, êm ái như lời ru; kiểu kết cấu đối đáp “mình – ta” mang đậm sắc thái dân gian, tính dân tộc đậm đà.

- Giọng thơ ngọt ngào đậm chất trữ tình

- Kết hợp các biện pháp tu từ nghệ thuật: Liệt kê, so sánh, ẩn dụ, điệp, câu hỏi tu từ,…

4. Đánh giá chung: 0,5 điểm

- Khẳng định ý kiến trên là xác đáng và sâu sắc, bởi nó thâu tóm được giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ cũng như khái quát được phong cách thơ Tố Hữu.

- Việt Bắc như lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.

Câu hỏi liên quan

  • PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội –

    PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội – 2014.2015

    Câu 2: (5,0 điểm)

            Đọc khổ thơ đầu của bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm”. Song lại có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến”.

    Qua 14 câu thơ đầu anh / chị hãy thấy hai ý kiến trên như thế nào?

  • (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong

     (3,0 điểm)

    Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong bốn câu thơ sau đây:

                           “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

                           Phải biết gắn bó và san sẻ

                           Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                           Làm nên Đất Nước muôn đời…”

                                     (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3b: (5,0 điểm)
Trình

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3b: (5,0 điểm)

    Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) .

  • Câu 1: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
       “Mình về với Bác

    Câu 1: 

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

           “Mình về với Bác đường xuôi

    Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

            Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời

    Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

            Nhớ Người những sáng tinh sương

    Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

            Nhớ chân Người bước lên đèo

    Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”

                                 (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

    1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách hiệp vần?

    2/ Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

    3/ Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ này là gì? Nêu tác dụng? Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là cảm xúc như thế nào?

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích

    LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:

                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                              Phải biết gắn bó và san sẻ

                              Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                              Làm nên Đất Nước muôn đời”.

                                        (Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)

     Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?

     

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 
Câu 2:  (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 

    Câu 2:  (3,0 điểm)

    Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 500 từ) để trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại.

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

             ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)

  • Câu 2:
Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì

    Câu 2:

    Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm:

    “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

    (Trích “Đời thừa” – Nam Cao)

    Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?

  • I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

    "Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc.

    Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp."

    (Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước -Nguyễn Thế Hanh, Báo Giáo dục & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1. Nêu những ý chính của văn bản. 

    2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.” có hiệu quả diễn đạt như thế nào?

    3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh/chị về sự kiện trên.