Skip to main content

(3,0 điểm)        “Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi. Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp xe vượt qua tôi, rồi quay mặt lại chửi một câu đến sững sờ: “Tiên sư anh già!”. Lại một buổi sáng tôi đến thăm một người bạn ở quận Đống Đa, đã lâu không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ” (Một người Hà Nội – Nguyễn Khải, Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2010, tr.97)        Từ hiện tượng được nêu trong đoạn văn trên, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Để tỏ ra là người văn minh, chúng ta không cần tạo ra khuôn mặt lạnh, không cần phớt tính, thờ ơ khi có ai cần giúp đỡ, hỏi han; không nhất thiết chỉ lắc, gật hoặc chỉ tay để thể hiện là người của thời đại công nghiệp, khẩn trương và tốc độ. Hãy quan tâm, niềm nở, ân cần, nhã nhặn trong giao tiếp, ứng xử. Như với mẹ ta, chị ta và em ta…"                                                ( Nguồn: http://thanglong.chinhphu.vn)

(3,0 điểm) 
      “Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi

Câu hỏi

Nhận biết

(3,0 điểm) 

      “Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi. Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp xe vượt qua tôi, rồi quay mặt lại chửi một câu đến sững sờ: “Tiên sư anh già!”. Lại một buổi sáng tôi đến thăm một người bạn ở quận Đống Đa, đã lâu không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ”

(Một người Hà Nội – Nguyễn Khải, Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2010, tr.97)

       Từ hiện tượng được nêu trong đoạn văn trên, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Để tỏ ra là người văn minh, chúng ta không cần tạo ra khuôn mặt lạnh, không cần phớt tính, thờ ơ khi có ai cần giúp đỡ, hỏi han; không nhất thiết chỉ lắc, gật hoặc chỉ tay để thể hiện là người của thời đại công nghiệp, khẩn trương và tốc độ. Hãy quan tâm, niềm nở, ân cần, nhã nhặn trong giao tiếp, ứng xử. Như với mẹ ta, chị ta và em ta…"

                                               ( Nguồn: http://thanglong.chinhphu.vn)


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Học sinh trình bày suy nghĩ, quan điểm cá nhân, cần có lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Gợi ý:

1. NHẬN THỨC VỀ HIỆN TƯỢNG ĐƯỢC NÊU TRONG ĐOẠN VĂN TRÍCH TỪ "MỘT NGƯỜI HÀ NỘI" - NGUYỄN KHẢI: 0,5 điểm

- Các sự việc: 

+ Nhân vật "tôi" đang đi xe trên đường, rất chậm rãi, bỗng bị một người trẻ tuổi hơn đâm xe phải. "Tôi" không những không được nhận lời xin lỗi mà còn bị chửi mắng lại. 

+ Lần khác, khi "tôi" hỏi đường đều nhận được thái độ thiếu thiện chí, thiện cảm của những người đi đường, người trả lời, người không, cứ giương mắt nhìn anh như nhìn con thú lạ hoặc kẻ nói sõng, hất cằm. 

- Phân tích sự việc: Thái độ của những người đi đường: thờ ơ, lạnh nhạt, dửng dưng, thậm chí tỏ ra khó chịu, phiền hà, khinh khỉnh khi người khác cần giúp đỡ; có lỗi, đâm xe vào người khác không xin lỗi lại cáu kỉnh, đổ lỗi cho người khác vì đi chậm, khiến họ đâm phải và vì "tôi" làm mất thời gian của họ?! Tất cả đều tỏ ra bận rộn, khó cảm thông, giúp đỡ người khác. 

=> Đó cách ứng xử không đúng với chuẩn mực, bị chi phối bởi lối sống mới.

2. BÀN LUẬN VỀ Ý KIẾN: 2,0 điểm

a/ Giải thích ý kiến: 0,5 điểm

- "Người văn minh": chỉ người có suy nghĩ, tầm nhìn, nhận thức tiến bộ, cư xử lịch sự, có văn hóa, đáng trân trọng. 

- Ý kiến có 2 vế:

+ Về 1: Phủ nhận các thái độ "mặt lạnh", hành vi "phớt tính, thờ ờ", "chỉ lắc, gật hoặc chỉ tay để thể hiện là người của thời đại công nghiệp, khẩn trương và tốc độ".

+ Vế 2: Đưa ra cách ứng xử có văn hóa "quan tâm, ân cần, nhã nhặn trong giao tiếp, ứng xử...". 

b/ Bàn luận về ý kiến: 1,5 điểm

- Giao tiếp là một nhu cầu tất yếu của con người nhằm trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm. Đồng thời, thông qua giao tiếp, mỗi con người tự bộc lộ chính mình và có thể hiểu phần nào tính cách của người khác.

- "Khuôn mặt lạnh", "phớt tính", "thờ ơ'", "lắc", "gật", "chỉ tay" là những thái độ, hành động bên ngoài, cố tạo ra cho mình một vị thế, một đẳng cấp khác, hơn người. (do bị ảnh hưởng bởi lối sống nhanh, sống gấp, những trào lưu bê ngoài tràn vào...)

Thực chất những cử chỉ, hành động đó chỉ làm cho người khác trở nên xa cách, không có thiện cảm với mình -> Đáng phê phán, loại trừ.

"Quan tâm", "niềm nở", "ân cần", "nhã nhặn" là thái độ chân thành, xuất phát từ tấm lòng mỗi con người, là cách hành xử đẹp. Cần đối xử với người ngoài như với chính những người thân ruột thịt trong gia đình mình.

Thái độ ấy giúp con người với con người gần nhau hơn, các mối quan hệ trở nên tốt đẹp, từ đó hình thành lối sống văn minh một cách bản năng, như lẽ tự nhiên chứ không cần gượng ép -> Đáng ngợi ca.

3. BÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG: 0,5 điểm

- Cần tạo lập cho mình thói quen ứng xử đúng chuẩn mực, văn minh, gìn giữ những nét đẹp truyền thống trong giao tiếp, tránh để bị những yếu tố xung quanh tác động, làm mai một.

- Sẵn sàng giúp đỡ mọi người với thái độ chân thành, vui vẻ...

Câu hỏi liên quan

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 2:
Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn

     

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

    Câu 2:

    Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, có học sinh đã chép như sau:

         Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

         Quân đi điệp điệp chùng chùng

    Ánh sao đầu súng bạn cùng mủ nan.

         Dân công đỏ đuốt từng đoàn

    Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

         Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai nên…

    Hãy chỉ ra những lỗi sai, thiếu chính xác trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

  • (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
       “Mình đi, có nhớ

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

           “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

            Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

            Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

            Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

            Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

            Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

     

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

    "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến những quan hệ riêng tư, đến số phận cá nhân với thái độ bất hòa và bất lực trước môi trường xã hội tầm thường, giả dối, tù túng dưới ách thực dân. Thế loại thích hợp nhất với chủ nghĩa lãng mạn là thơ trữ tình và các thể loại văn xuôi trữ tình."

    (Dựa theo Ngữ văn lớp 11 tập 2, tr.l 13, Nxb Giáo dục)

    1. Chỉ ra nội dung cơ bản của đoạn trích?

    2. Nội dung cơ bản trên đã được cụ thể hóa bằng những ý nào?

    3. Anh/ chị hiếu thế nào về "thái độ bất hòa và bất lực trưởc môỉ trường xã hội” của các tác giả sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa?

  • (3,0 điểm):
“Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu

     (3,0 điểm):

    “Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu tiên của mọi thất bại”

    Anh(chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3a( 5,0 điểm)
Thơ Tố

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3a( 5,0 điểm)

    Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ  “Từ ấy” của Tố Hữu để làm sáng tỏ điều này.

                          Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                          Mặt trời chân lý chói qua tim 

                          Hồn tôi là một vườn hoa lá 

                          Rất đậm hương và rộn tiếng chim... 

                     

                          Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

                          Để tình trang trải với trăm nơi 

                          Để hồn tôi với bao hồn khổ 

                          Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 

     

                           Tôi đã là con của vạn nhà 

                           Là em của vạn kiếp phôi pha 

                           Là anh của vạn đầu em nhỏ 

                           Không áo cơm, cù bất cù bơ...

                                          Tháng 7 – 1938

                         (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 
Câu 4: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 4: (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

  • Câu 2:
Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì

    Câu 2:

    Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm:

    “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

    (Trích “Đời thừa” – Nam Cao)

    Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    d/ Viết ba câu ngắn gọn nhận xét về hình thức của văn bản trên. ( 0,5 điểm)

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3b: (5,0 điểm)
Trình

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3b: (5,0 điểm)

    Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) .

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2b:

    Đề tựa vở kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng viết:

    “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.”

    Giả sử anh/chị là một luật sư tham gia phiên tòa xử Vũ Như Tô và những người nổi dậy, anh/chị sẽ lựa chọn thân chủ nào và đưa ra những lý lẽ thuyết phục gì để bảo vệ thân chủ của mình?