Skip to main content

(5 điểm) Chọn một trong hai đề sau b/ Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.  

(5 điểm) Chọn một trong hai đề sau
b/ Phân tích đoạn trích

Câu hỏi

Nhận biết

(5 điểm) Chọn một trong hai đề sau

b/ Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.

 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

I. GIỚI THIỆU CHUNG: (0,5 điểm)

- Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.  

- "Truyện Kiều" là kiệt tác của ông nói riêng và nên thi ca Việt Nam nói chung. Tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật cao và mang giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc.

- Đoạn "Trao duyên" trích từ câu 723 đến 756 , mở đầu phần II của tác phẩm (gia đình Thúy Kiều bị vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cứu cha và em. Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa lấy Kim Trọng).  

II. PHÂN TÍCH: (4,0 điểm)

1. 12 câu thơ đầu: Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng: (1,5 điểm)

* Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa Kim Trọng: 2 câu đầu

- "Cậy em": nhờ vả, tin tưởng em. "Chịu lời": nhận lời và chập nhận những thiệt thòi về mình => Kiều hiểu được sự thiệt thòi trong tình cảm Thúy Vân - vì thông cảm chị mà nhận. 

- Chị "lạy - thưa": hành động trái lẽ thường, tạo không khí trang nghiêm, hé mở đây là việc hệ trọng. 

=> Cách nói tạo sự ràng buộc tế nhị, Thúy Vân khó từ chối. 

* Kiều kể lại sự tình - nêu cảnh ngộ éo le, khó khăn của mình: 6 câu tiếp

- Mối tình đẹp vừa chớm nở đã vội tan vỡ 

- Sự lựa chọn khó khăn giữa hiếu và tình

* Kiều dùng lí lẽ thuyết phục em: 4 câu cuối

- Thúy Vân còn trẻ "ngày xuân còn dài"

- Thúy Kiều gợi đến tình máu mủ, thân thuộc thiêng liêng để Thúy Vân không thể chối từ.

- Nếu được Vân giúp đỡ, thì dù "ngậm cười chín suối" Kiều cũng được "thơm lây

=> Câu thơ mang phong cách thành ngữ, bộc lộ tâm sự của Thúy Kiều sâu thẳm đáy lòng. Người chị bất hạnh đã nói với em những lời gan ruột, chứng tỏ: trước khi nói, Thúy Kiều đã suy nghĩ, dằn vặt nhiều.Cách nói đã hàm chưa sự biết ơn chân thành đối với em mình. 

2. 14 câu tiếp theo: Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò em (1,5điểm)

* Kiều trao lại kỉ vật cho em:

- “Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền: là những kỉ vật thiêng liêng của Kiều với Kim Trọng. 

- “ Của chung”: của Kim, của Kiều, giờ nay còn là của Vân, nỗi tiếc nuối, đau đớn. Kiều chỉ có thể trao duyên ( nghĩa) nhưng tình không thể trao. Lời của Kiều chất chứa bao đau đớn, giằng xé, chua chát.

* Tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật, dặn dò em: 

- Thúy Kiều đau khổ coi mình như người đã chết "người mệnh bạc", "người thác oan" "hồn còn mang nặng lời thề", "nát thân bồ liễu" "dạ đài".

Giọng điệu và từ ngữ biểu đạt sự đau khổ tột đỉnh: Quá khứ rực rỡ, hiện tại chia ly đau xót, tương lai mịt mù, không hi vọng. Kiều đang dặn dò Vân nhưng càng nói dường như Kiều quên sự có mặt của Vân. Tâm trạng càng lúc càng bi thiết, giọng điệu phảng phất như từ cõi âm vọng về. 

3. 4 câu cuối: Tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên (1,0 điểm)

- "Bây giờ trâm gãy bình tan...." => Kiều như bừng tỉnh sau cơn mê man chìm vào những tưởng tượng về tương lai. Nhưng đau xót thay, hiện thực quá phũ phàng. Câu thơ mang tính ước lệ, thể hiện nỗi đau thân phận trong hiện tại của Thúy Kiều. 

- "Tơ duyên ngắn ngủi"  "Phận bạc như vôi"  "Nước chảy hoa trôi lỡ làng"  => Lời thơ nghẹn ngào, đau xót của một con người ý thức được nỗi đau khổ, bất hạnh (mệnh bạc). 

- "Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!"  => Nỗi đau thốt lên tự đáy lòng. Thúy Kiều coi Kim Trọng như là người chồng và chính mình đã phụ phàng tình yêu ấy => Nỗi đau tột cùng vì tình duyên tan vỡ. Tình cảm lên đến cao trào, lời thơ là những tiếng kêu tuyệt vọng.

III. ĐÁNH GIÁ: (0,5 điểm)

- Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được bi kịch tình yêu tan vỡ của Thúy Kiều cũng như "sức cảm thông lạ lùng" của nhà thơ đối với những khát vọng hạnh phúc, những đau khổ của con người. Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của đoạn thơ nói riêng, tác phẩm "Truyện Kiều nói chung".

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sâu sắc. Ngôn ngữ chọn lọc, sắc sảo, kết hợp hài hòa giữa từ ngữ Hán Việt và thành ngữ dân gian.

Câu hỏi liên quan

  • Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:
     

    Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:

                               “Bất tri tam bách dư niên hậu

                                Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

                                (Không biết hơn ba trăm năm sau

                                Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

                                                 (“Đọc Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du)

    ( 3,0 điểm) 

  • “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu

     

    “Thương thay cũng một kiếp người

    Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

    Những là oan khổ lưu li

    Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »

                                                                   (Nguyễn Du)

    Qua bài thơ  « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):

  • Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

     Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (8,0 điểm)

  •         Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng”

              Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0

    Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”(Độc Tiểu Thanh kí). (8,0 điểm)

  •              “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
 

                   “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

                                            (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)

    Anh/chị hãy xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên.(1,0 điểm) 

  • Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao
               

    Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao

                               “Mình về mình có nhớ ta,

                         Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

    biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế? (1,0 điểm) 

  • Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm

    Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.(2,0 điểm)

  • Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm)

    Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó?

    Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó? Theo anh/chị quá trình hóa thân đó có ý nghĩa gì? (3,0 điểm)