(2,0 điểm)
“Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh được bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hùng hục tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái bám chắc lấy luồn nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”
(Trích “Người lái đò sông Đà ” – Nguyễn Tuân)
Đọc đoạn văn trên và thực hiện yêu cầu sau:
1/ Nêu nội dung chính của đoạn văn?
2/ Cụm từ “cửa sinh”, “cửa tử” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?
3/ Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn văn? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy?
1. (0,5 điểm)
Nội dung chính của đoạn văn: Trận thủy chiến giữa ông lái đò và sông Đà (trùng vi thứ hai)
2. (0,5 điểm)
“Cửa sinh”: lối đi an toàn cho người lái đò
“Cửa tử”: lối đi đầy khó khăn, bất trắc, thử thách ông lái đò.
3. (1,0 điểm)
Các biện pháp tu từ trong đoạn văn và tác dụng:
- Biện pháp so sánh: “Cưỡi lên thác sông Đà... như là cưỡi hổ” , "dòng thác hùm beo" cho thấy sự nguy hiểm khi chèo thuyền trên thác sông Đà.
- Biện pháp nhân hóa: dùng những từ ngữ chỉ con người cho cảnh tượng thác nước sông Đà như: “hùng hục”, “bọn thủy quân”, “đứa”… giúp tác giả miêu tả sinh động, lôi cuốn hơn để người đọc thấy được mức độ cam go, nguy hiểm của “trận chiến”
Cùng với cách sử dụng các biện pháp tu từ trê, ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình: “ghì cương”, “lái miết”, “đè sấn”, “chặt đôi”… cũng là một đặc sắc nghệ thuật của đoạn này.
Qua việc miêu tả sự cam go, nguy hiểm của trận chiến, tác giả đã tô đậm vẻ đẹp của người lái đò - ông không chỉ có sức mạnh của lòng dũng cảm mà có cả trí thông minh, bàn tay khéo léo, dẻo dai.