(6,0 điểm)
Cảm nhận về bi kịch tình yêu của nhân vật Thuý Kiều qua mười hai câu đầu của đoạn trích Trao duyên.
“…Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
1. MỞ BÀI: ( 0,5 điểm)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, một "nhà nhân đạo lỗi lạc".
+ "Truyện Kiều" là kiệt tác của ông nói riêng và nền thơ ca Việt Nam nói riêng. Tác phẩm viết về cuộc đời 15 năm lưu lạc khổ đau của Thúy kiều - một cô gái tài sắc vẹn toàn. Nó chứa đựng giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, đồng thời thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả nội tâm nhân vật.
- Đoạn trích trên nằm ở đầu phần 2 "Gia biến và lưu lạc", thể hiện bi kịch tình yêu của Thúy Kiều.
2. THÂN BÀI: (5,0 điểm)
- Giới thiệu hoàn cảnh dẫn đến việc Thúy Kiều phải trao duyên cho Thúy Vân. (0,5 điểm)
- Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng - nói trong nước mắt: (2,0 điểm)
+ Hành động: Kiều yêu cầu Vân "ngồi lên" cho mình "lạy" rồi mới nói tiếp - "thưa" -> Gợi ra không gian giao tiếp đặc biệt; câu chuyện hệ trọng…
+ Ngôn ngữ: “cậy”, “chịu”, “lạy”, “thưa”-> tinh tế, chính xác, thể hiện tâm trạng khẩn thiết, van xin, nài ép…của Kiều.
+ Nàng nhờ em thay mình chắp mối tơ duyên với Kim Trọng. Đáng chú ý ;à cách nói của "đứt gánh tương tư", sự khiêm nhường "mối tơ thừa" cho thấy sự đau khổ, dằn vặt của nàng khi tình đầu vừa hé nở đã vội tan vỡ.
=> Kiều hiểu rõ những thiệt thòi của em khi thay mình trả nghĩa chàng Kim, thái độ tha thiết, khẩn khoản. Việc làm này cho thấy Kiều là một cô gái sống tình nghĩa, luôn nghĩ cho người khác.
- Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng(2,0 điểm)
+ Kiều thuyết phục em bằng lí lẽ (tình yêu của chị đang thắm thiết thì tan vỡ; hiếu tình chỉ có thể chọn một; tuổi xuân em còn dài…)
+ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm (tình chị em máu mủ; đức hi sinh, nghĩa cử cao đẹp…).
+ Nói đến cái chết - nỗi đau đớn đến tuyệt vọng của nàng.
=> Như vậy, Kiều nhờ em nhưng thực ra là ràng buộc, đưa Thúy Vân vào tình thế không thể chối từ. Bề ngoài tưởng như Kiều bình tĩnh nhưng trong lòng là nỗi đau đớn, thương thân đến xót xa.
- Nghệ thuật biểu hiện: (0,5 điểm)
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
+ Ngôn ngữ chọn lọc sắc sảo
3. KẾT BÀI: ( 0,5 điểm)
Đoạn thơ thể hiện bi kịch tình yêu tan vỡ của Thúy Kiều. Qua sự đồng cảm, thấu hiểu, xót thương của nhà thơ với số phận nhân vật, ta thấy được tư tưởng nhân đạo sâu sắc.