Skip to main content

(3,0 điểm)    “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.( Platon)     Suy nghĩ của em về câu nói trên?

(3,0 điểm)  
 “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.( Platon)    
Suy

Câu hỏi

Nhận biết

(3,0 điểm)  

 “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.( Platon)    

Suy nghĩ của em về câu nói trên?


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1. GIẢI THÍCH:

- “Chiến thắng” là thắng được sau một thời gian đấu tranh, là vượt qua, khắc phục được những thử thách.

- “Chiến thắng bản thân” là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên cái xấu, cái không tốt, cái tầm thường, thấp hèn trong chính con người mình ( con người có hai phần tốt/ xấu, cao cả/ thấp hèn…)

- “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”:  Chiến thắng bản thân là cuộc đấu tranh đầy khó khăn, không đơn giản bởi đối tượng đấu tranh không dễ nhận diện…Đó là chính ta nên ta dễ thỏa hiệp, dễ ngụy biện cho sự đầu hàng…

=> Ý nghĩa cả câu: Đánh giá cao khả năng tự vượt thoát cái xấu xa, thấp hèn trong chính mỗi con người.

2. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH

Ý 1: Sống là đấu tranh, con người phải đấu tranh và phải chiến thắng.

- Để tồn tại, con người luôn phải luôn đấu tranh với nhiều thế lực để sinh tồn: 

+ Đấu tranh với thiên nhiên…

+ Đấu tranh với kẻ xấu – kẻ ác…

+ Đấu tranh với đói nghèo …

Ý 2: Đấu tranh với bản thân, với chính mình là cuộc chiến vô cùng khó khăn:

- Con người phải phân thân về hai phía hai chiến tuyến đối lập để đi đến quyết định đúng đắn, tốt đẹp.

- Trong cuộc chiến này không ai giúp ta giải quyết mâu thuẫn đó ngoài chính bản thân ta.

- Những điều không tốt ở chính ta không phải lúc nào cũng dễ nhận ra

– nhất là khi ta gặp khó khăn hay đứng trước những cám dỗ.

- Con người phải đấu tranh với chính bản thân để bảo vệ danh dự, nhân cách dù phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.

* Dẫn chứng:

Socrate-: nói ngọng bẩm sinh nhưng ông đã chiến thắng trong cuộc chiến đấu với phần khiếm khuyêt của bản thân bằng cách tập nói, luyện diễn thuyết trước sóng biển để trở thành nhà hùng biện

Nguyễn Ngọc Kí: chiến thắng những lúc muốn bỏ cuộc khi luyện viết bằng chân.

Pa-ven Cooc-sa-ghin: chiến thắng những phút đau đớn về thể xác, những lúc muốn kết thúc cuộc đời bởi nghĩ mình đã trở thành người tàn phế.. 

3. BÌNH LUẬN – MỞ RỘNG:

- Câu nói chứa đựng một quan niệm sống đúng đắn – hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của bản thân.

- Phê phán lối sống dễ dãi, buông thả, thiếu nghiêm khắc với bản thân.

- Xã hội phát triển nhưng cũng đầy những thử thách và cám dỗ, cho nên hơn lúc nào hết, con người cần thật bản lĩnh- trước hết là chiến thăng chính mình.

4. BÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG:

- Đấu tranh với với chính mình là điều cần thiết. Đó cũng là cách để con người hoàn thiện nhân cách – như thế con người đáng được trân trọng.

- Đấu tranh và chiến thắng bản thân cũng là biểu hiện của sự dũng cảm và bản lĩnh.

- Với HS, chiến thắng trước những cám dỗ của tệ nạn học đường( quay cóp trong kiểm tra, thi cử, nghiện games…

- Phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, ý chí, kĩ năng sống… để có đủ sáng suốt, có khả năng chiến thắng bản thân.

Câu hỏi liên quan

  • Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)

  • Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong

     Trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy”, Mị Châu là một cô gái trong trắng, một người vợ hiền nhưng thần Rùa vàng lại kết tội nàng là giặc. Theo anh/chị, kết luận đó có nghiêm khắc quá không? (1,5 điểm) 

  • Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó?

    Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, Tấm đã phải nhiều lần hóa thân, nêu những lần hóa thân đó? Theo anh/chị quá trình hóa thân đó có ý nghĩa gì? (3,0 điểm) 

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố nào ? Chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

                                     Trâu ơi, ta bào trâu này

                              Trâu  ngoài ruộng, trâu cày với ta

                                     Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

                              Ta đây, trâu đấy ai mà quàn công!

                                     Bao giờ cây lúa còn bông,

                              Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”

                                                        (Ca dao)

    (2,0 điểm)

  • Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

    Anh/chị hãy trình bày các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,0 điểm)

  • Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc
hàng những tác

    Phạm Ngũ Lão tuy chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn thuộc

    hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần bởi thơ của ông đã toát

    lên hào khí Đông A - hào khí thời Trần - một trong những thời đại hào hùng nhất

    của lịch sử Việt Nam.

    Hãy phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ nhận định trên.( 7,0 điểm)

  • “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu

     

    “Thương thay cũng một kiếp người

    Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

    Những là oan khổ lưu li

    Chờ cho hết kiếp còn gì là thân ! »

                                                                   (Nguyễn Du)

    Qua bài thơ  « Độc Tiểu Thanh kí » của Nguyễn Du, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. (8,0 điểm):

  • Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:
     

    Trình bày ngắn gọn suy ngẫm của em về tâm sự của Nguyễn du qua hai câu thơ:

                               “Bất tri tam bách dư niên hậu

                                Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

                                (Không biết hơn ba trăm năm sau

                                Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

                                                 (“Đọc Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du)

    ( 3,0 điểm) 

  •         Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng”

              Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối trong bài “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.(1,5 điểm) 

  • Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút

    Chép chính xác bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Khái quát giá trị nghệ thuật và rút ra ý nghĩa của bài thơ. (2,0  điểm)