Skip to main content

Câu I (2,0 điểm)  Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX? Trình bày suy nghĩ về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Câu I (2,0 điểm) 
Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong

Câu hỏi

Nhận biết

Câu I (2,0 điểm) 

Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX? Trình bày suy nghĩ về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

a.     Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX. (1,5 điểm)

 

          Thí sinh có thể đề cập đến nhiều cuộc khởi nghĩa và kháng chiến trong  thế kỷ XX, nhưng phải kể được tên những cuộc khởi nghĩa và kháng  chiến có ý nghĩa thời đại của dân tộc Việt Nam (không yêu cầu giải thích): 1- Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, 2- Kháng chiến chống thc dân Pháp (1945-1954) 3- Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

b.    Suy nghĩ về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. (0,5 điểm)

      Thí sinh cần căn cứ vào thực tiễn lịch sử để bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Bài làm có thể đề cập đến vai trò chung, hoặc một trong những vai trò trên những mặt cụ thể (chẳng hạn như: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; tham gia khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân; xây dựng căn cứ địa, hậu phương và chi viện cho tiền tuyến...), nhưng phải khẳng định được nhân dân là cội nguồn sức mạnh để làm nên thắng lợi. Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.

Câu hỏi liên quan

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 
Câu 4: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 4: (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm)
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)

    Câu 3: (3,0 điểm)

    Chẳng ai muốn làm hành khất

    Tội trời đày ở nhân gian

    Con không được cười giễu họ

    Dù họ hôi hám úa tàn.

    Nhà mình sát đường, họ đến

    Có cho thì có là bao

    Con không bao giờ được hỏi

    Quê hương họ ở nơi nào.

    Con chó nhà mình rất hư

    Hễ thấy ăn mày là cắn

    Con phải răn dạy nó đi

    Nếu không thì con đem bán.

    Mình tạm gọi là no ấm

    Biết đâu cơ trời vần xoay

    Lòng tốt gửi vào thiên hạ

    Biết đâu nuôi bố sau này...

    ( “Dặn con” - Trần Nhuận Minh)

    Bài thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những người bất hạnh trong cuộc sống?

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm): 
Câu 1 (3,0 điểm):
Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 1 (3,0 điểm):

    Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và 79 tàu khác của họ xâm nhập trái phép lãnh hải Việt Nam.

    Là một thanh niên Việt Nam yêu nước, anh/chị hãy viết thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ thái độ, quan điểm của bản thân trước hành động này nhà cầm quyền Trung Quốc. 

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    d/ Viết ba câu ngắn gọn nhận xét về hình thức của văn bản trên. ( 0,5 điểm)

  • PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội –

    PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội – 2014.2015

    Câu 2: (5,0 điểm)

            Đọc khổ thơ đầu của bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm”. Song lại có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến”.

    Qua 14 câu thơ đầu anh / chị hãy thấy hai ý kiến trên như thế nào?

  • Câu 1: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
       “Mình về với Bác

    Câu 1: 

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

           “Mình về với Bác đường xuôi

    Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

            Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời

    Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

            Nhớ Người những sáng tinh sương

    Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

            Nhớ chân Người bước lên đèo

    Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”

                                 (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

    1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách hiệp vần?

    2/ Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

    3/ Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ này là gì? Nêu tác dụng? Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là cảm xúc như thế nào?

  • LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích

    LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:

                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                              Phải biết gắn bó và san sẻ

                              Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                              Làm nên Đất Nước muôn đời”.

                                        (Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)

     Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?

     

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 
Câu 2:  (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 

    Câu 2:  (3,0 điểm)

    Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 500 từ) để trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại.

  • (3,0 điểm):
“Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu

     (3,0 điểm):

    “Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu tiên của mọi thất bại”

    Anh(chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.