Skip to main content

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)  Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn: Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được! Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu! Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu! Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149) Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn

Câu hỏi

Nhận biết

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:

Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)

Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1. Yêu cu về kĩ năng

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ về một vấn đề của đời sống xã hội.

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

2. Yêu cu v kiến thức

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Lưu Quang Vũ, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, thí sinh  có thể phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích và bày tỏ suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:

2.1. Phân tích khát vng của nhân vt Hồn Trương Ba

* Gii thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

* Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba

- Khát vọng được thoát ra khỏi nghịch cảnh phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt:

+ Ý thức được tình cảnh trớ trêu là phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

+ Thấm thía nỗi đau khổ và không chấp nhận tình trạng vênh lệch giữa hồn và xác. Các từ ngữ không thể tiếp tục, không thể được, không thể trong lời thoại của Trương Ba cho thấy thái độ kiên quyết, dứt khoát của nhân vật.

- Khát vọng được sống là chính mình:

+ Muốn là mình một cách toàn vẹn; thể xác và linh hồn hòa hợp; bên trongbên ngoài, suy nghĩ và hành động thống nhất.

+ Mong muốn một cuộc sống có ý nghĩa, không chấp nhận sự dung tục, tầm thường: Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

* Đánh giá

- Khát vọng của Hồn Trương Ba đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo; bảo vệ quyền được sống là chính mình; hướng đến sự hoàn thiện nhân cách.

- Khát vọng của Hồn Trương Ba được thể hiện sâu sắc nhờ ngôn ngữ kịch hấp dẫn, giàu sức khái quát và tính triết lí.

2.2. Thí sinh bày t suy nghĩ ca mình về vấn đề: con người cần được sống là chính mình

Thí sinh trình bày được ý kiến của mình về vấn đề con người cần được sống là chính mình, trong đó cần nêu được: Thế nào là được sống là chính mình? Vì sao con người cần được sống là chính mình? Làm thế nào để con người được sống là chính mình? ...

Câu hỏi liên quan

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )
Câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điếm)

    Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

    "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

    Cô vân mạn mạn độ thỉên không"

    Dịch thơ:

    "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

    ( “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục).

    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

    ( “Tràng giang”, Huy Cận, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục)

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

     Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm)

    Về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, có nhiều nhận xét trái chiều về sự tính toán khôn ngoan, cách sống thực dụng, hoặc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của nhân vật...

    Trình bày ý kiến riêng của anh/chị.

     

  • (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
       “Mình đi, có nhớ

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

           “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

            Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

            Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

            Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

            Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

            Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

     

  • I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):
Đọc ngữ liệu sau:
“Ông là nhà văn của những tính cách phi thường,

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):

    Đọc ngữ liệu sau:

    “Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội....Ông cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến nhà văn tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu”

                                                                          (Dẫn theo www. wikipedia.org)

    1. Hãy cho biết đoạn văn trên nói về nhà văn nào?

    2. Trình bày vắn tắt những hiểu biết của anh/chị về sự nghiệp sáng tác của nhà văn đó. 

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 3a( 5,0 điểm)
Thơ Tố

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3a( 5,0 điểm)

    Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ  “Từ ấy” của Tố Hữu để làm sáng tỏ điều này.

                          Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                          Mặt trời chân lý chói qua tim 

                          Hồn tôi là một vườn hoa lá 

                          Rất đậm hương và rộn tiếng chim... 

                     

                          Tôi buộc lòng tôi với mọi người 

                          Để tình trang trải với trăm nơi 

                          Để hồn tôi với bao hồn khổ 

                          Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. 

     

                           Tôi đã là con của vạn nhà 

                           Là em của vạn kiếp phôi pha 

                           Là anh của vạn đầu em nhỏ 

                           Không áo cơm, cù bất cù bơ...

                                          Tháng 7 – 1938

                         (Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

  • (2,0 điểm) 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng

     (2,0 điểm) 

    “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”

                       (Trích “Nhớ con sông quê hương”-Tế Hanh)

    Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    - Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ

    - Nội dung chính của đoạn thơ

    - Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

  • I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

    "Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc.

    Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp."

    (Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước -Nguyễn Thế Hanh, Báo Giáo dục & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1. Nêu những ý chính của văn bản. 

    2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.” có hiệu quả diễn đạt như thế nào?

    3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh/chị về sự kiện trên. 

  • Câu 1: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
       “Mình về với Bác

    Câu 1: 

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

           “Mình về với Bác đường xuôi

    Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

            Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời

    Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

            Nhớ Người những sáng tinh sương

    Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

            Nhớ chân Người bước lên đèo

    Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”

                                 (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

    1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách hiệp vần?

    2/ Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

    3/ Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ này là gì? Nêu tác dụng? Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là cảm xúc như thế nào?

  • PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội –

    PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội – 2014.2015

    Câu 2: (5,0 điểm)

            Đọc khổ thơ đầu của bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm”. Song lại có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến”.

    Qua 14 câu thơ đầu anh / chị hãy thấy hai ý kiến trên như thế nào?

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2a:

    Đất nước ta có rất nhiều những dòng sông đẹp đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sĩ.

    Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp một dòng sông trong một tác phẩm văn học mà anh/chị đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn THPT.