Skip to main content

PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội – 2014.2015 Câu 2: (5,0 điểm)         Đọc khổ thơ đầu của bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm”. Song lại có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến”. Qua 14 câu thơ đầu anh / chị hãy thấy hai ý kiến trên như thế nào?

PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội –

Câu hỏi

Nhận biết

PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội – 2014.2015

Câu 2: (5,0 điểm)

        Đọc khổ thơ đầu của bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm”. Song lại có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến”.

Qua 14 câu thơ đầu anh / chị hãy thấy hai ý kiến trên như thế nào?


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Câu 2: (5,0 điểm)

I.    MỞ BÀI:

-         Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”.

-         Dẫn dắt hai ý kiến.

II.               THÂN BÀI:
1.         KHÁI QUÁT:

-         Giải thích 2 ý kiến

-       Khẳng định hai ý kiến đều đúng, tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại góp  phần khái quát toàn bộ nội dung đoạn thơ.

2.     CỤ THỂ:
a.     Ý KIẾN 1: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm”.     

-        Đoạn thơ xuất hiện hàng loạt các từ chỉ địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông…Những cái tên ấy bản thân nó đã tạo cảm giác xa xôi, lạ lùng của mảnh đấy miền Tây. Đó cũng là tên các địa phương trong địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến. Với các từ chỉ địa danh này, nhà thơ vừa gợi những vẻ đẹp xa xôi, hẻo lánh, hoang dã, vừa thấp thoáng vẻ thơ mộng, huyền ảo, êm đềm của miền Tây.

-       Các từ láy: “khúc khuỷu”. “thăm thẳm”… giàu giá trị tạo hình là sự diễn tả đắc địa sự hiểm trở, hùng vĩ, trùng điệp, gập ghềnh và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây, đồng thời làm nổi bật cuộc chuyển quân đầy vất vả của đoàn quân Tây Tiến.

-       Điệp ngữ "ngàn thước" là một ước lệ nghệ thuật có tính định lượng, khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, chênh vênh, kì thú của núi rừng miền Tây. Yếu tố tương đồng của điệp ngữ "ngàn thước" và tính chất tương phản của các động từ "lên - xuống"trong hai vế câu đã tạo ra cảm giác về một nét gập đột ngột, dữ dội cho câu thơ, cũng là cách để nhà thơ gợi tả thật tài hoa độ của của dốc, độ sâu của vực: bên này đường lên núi dựng đứng, vút cao; bên kia vực đổ xuống hun hút, hiểm trở.

-       Hình ảnh: “súng ngửi trời” được dùng rất táo bạo và cũng rất hồn nhiên, tinh nghịch. Nhà thơ không dùng chữ “cao” mà vẫn diễn tả được độ cao của núi. Núi cao chạm mây, người đi trên núi đi như trong mây, cảm giác như mũi súng chạm đến đỉnh trời. -> Kết hợp tả thực và liên tưởng giàu giá trị tạo hình để tạo nên chất thơ trong sự cảm nhận và biểu hiện.

-       Khung cảnh rừng thiêng nước độc:

+ Thời gian “chiều chiều”, “đêm đêm” gợi cho ta cảm giác về sự ghê rợn, sự đe dọa đối với con người bởi đó là thời khắc dự hoang dã, âm u, bí hiểm của miền Tây hiện lên rõ nhất,

+ Từ ngữ: “hịch”, “cọp” tạo âm điệu đặc biệt cho câu thơ. Hai dấu nặng xoáy xuống tạo cảm giác rờn rợn như bước chân đầy mùi tử khí của chúa sơn lâm.

ð Thiên nhiên miền Tây hiện ra với sự hoang dã, bí hiểm với những nguy hiểm rình rập, đe dọa cuộc sống con người, là hình ảnh của chốn thâm sơn cùng cốc, rừng thiêng nước độc tưởng chừng như muốn nuốt chửng, đè bẹp tất cả những ai muốn đối đầu với nó.

ð Thông qua những nét vẽ thật tài hoa, vừa chân thực, vừa thấm đẫm chất lãng mạn, Quang Dũng đã làm hiện lên bức tranh của thiên nhiên miền Tây heo hút, hiểm trở nhưng vô cùng hùng vĩ, thơ mộng và xiết bao kì thú.

b.    Ý KIẾN 2: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến”.

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

->Nói về sự hi sinh, những mất mát lớn lao mà người lính phải gánh chịu nhưng nhẹ nhàng, không bi lụy, coi cái chết như giấc ngủ, nhẹ tựa lông hồng. Sự hi sinh được nói đến một cách thiêng liêng, người lính ngã xuống nhưng vẫn trong tư thế tiếp tục cuộc hành trình.

- Khép lại đoạn thơ là hai câu thơ:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

                    Từ “ôi” diễn tả cảm xúc dâng trào bật lên thành lời. “Thơm” ở đây là hương thơm của gạo, của lúa nếp ngày mùa. Tất cả gợi lên không khí âm áp, sum họp, hòa trong vẻ đẹp của tình người đằm thắm, ân tình, thiết tha.

 

III. KẾT BÀI:

          14 câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã tái hiện sinh động và gợi cảm về vùng đất miền Tây hiểm trở, khắc nghịêt mà thơ mộng, kì thú gắn liền với chặng đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến. Qua những kỉ niệm hiện lên trong nỗi nhớ da diết về quá khứ, Quang Dũng đã thể hiện chân thức bức chân dung của những người lính Tây Tiến kiêu dũng và hào hoa, góp phần làm đậm thêm cảm hứng chủ đạo cho bài thơ.

Câu hỏi liên quan

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    c/ Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.”có ý nghĩa gì ? ( 0,5 điểm)

  • ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 2: ( 3,0 điểm):
Hãy viết bài

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 2: ( 3,0 điểm):

    Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên.

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 
Câu 4: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 4: (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    d/ Viết ba câu ngắn gọn nhận xét về hình thức của văn bản trên. ( 0,5 điểm)

  • LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích

    LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:

                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                              Phải biết gắn bó và san sẻ

                              Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                              Làm nên Đất Nước muôn đời”.

                                        (Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)

     Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?

     

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2a:

    Đất nước ta có rất nhiều những dòng sông đẹp đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sĩ.

    Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp một dòng sông trong một tác phẩm văn học mà anh/chị đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn THPT. 

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm)
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)

    Câu 3: (3,0 điểm)

    Chẳng ai muốn làm hành khất

    Tội trời đày ở nhân gian

    Con không được cười giễu họ

    Dù họ hôi hám úa tàn.

    Nhà mình sát đường, họ đến

    Có cho thì có là bao

    Con không bao giờ được hỏi

    Quê hương họ ở nơi nào.

    Con chó nhà mình rất hư

    Hễ thấy ăn mày là cắn

    Con phải răn dạy nó đi

    Nếu không thì con đem bán.

    Mình tạm gọi là no ấm

    Biết đâu cơ trời vần xoay

    Lòng tốt gửi vào thiên hạ

    Biết đâu nuôi bố sau này...

    ( “Dặn con” - Trần Nhuận Minh)

    Bài thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những người bất hạnh trong cuộc sống?

  • (2,0 điểm) 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng

     (2,0 điểm) 

    “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”

                       (Trích “Nhớ con sông quê hương”-Tế Hanh)

    Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    - Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ

    - Nội dung chính của đoạn thơ

    - Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

  • (3,0 điểm):
“Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu

     (3,0 điểm):

    “Tự học là chìa khóa mở cánh cửa thành công còn lười biếng là nguyên nhân đầu tiên của mọi thất bại”

    Anh(chị) hãy viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.