Skip to main content

Câu 1:  Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:        “Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người         Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường         Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo         Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”                              (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu) 1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách hiệp vần? 2/ Nội dung của đoạn thơ trên là gì? 3/ Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ này là gì? Nêu tác dụng? Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là cảm xúc như thế nào?

Câu 1: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
       “Mình về với Bác

Câu hỏi

Nhận biết

Câu 1: 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

       “Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

        Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

        Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

        Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người…”

                             (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)

1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách hiệp vần?

2/ Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

3/ Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ này là gì? Nêu tác dụng? Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là cảm xúc như thế nào?


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

1/ - Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.

-  Cách hiệp vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.

2/ Nội dung của đoạn thơ trên là:  Tình cảm (nỗi nhớ, sự kính trọng…)  của nhân dân Việt Bắc đối với Người (Bác Hồ)

3/ - Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những dòng thơ  trên là:

+ điệp cấu trúc câu: “Nhớ…”

+ hoán dụ "Việt Bắc" "rừng núi" chỉ con người Việt Bắc

Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của nhân dân Việt Bắc đối với Bác, tăng sức biểu cảm cho lời thơ.

- Cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ trên là tình cảm gắn bó tha thiết, nồng nàn và ấm áp.

Câu hỏi liên quan

  • (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong

     (3,0 điểm)

    Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong bốn câu thơ sau đây:

                           “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

                           Phải biết gắn bó và san sẻ

                           Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                           Làm nên Đất Nước muôn đời…”

                                     (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

  • I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

    "Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc.

    Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp."

    (Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước -Nguyễn Thế Hanh, Báo Giáo dục & Thời đại số 116 ra ngày 15 - 5 - 2014)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1. Nêu những ý chính của văn bản. 

    2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.” có hiệu quả diễn đạt như thế nào?

    3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của anh/chị về sự kiện trên. 

  • LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích

    LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:

                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                              Phải biết gắn bó và san sẻ

                              Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                              Làm nên Đất Nước muôn đời”.

                                        (Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)

     Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?

     

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 
Câu 4: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 4: (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm): 
Câu 1 (3,0 điểm):
Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 1 (3,0 điểm):

    Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và 79 tàu khác của họ xâm nhập trái phép lãnh hải Việt Nam.

    Là một thanh niên Việt Nam yêu nước, anh/chị hãy viết thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ thái độ, quan điểm của bản thân trước hành động này nhà cầm quyền Trung Quốc. 

  • II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

    Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:

    Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

    Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

    Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

    Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

    Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

    (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)

    Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 2:
Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn

     

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

    Câu 2:

    Khi yêu cầu học sinh chép lại theo trí nhớ một đoạn trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, có học sinh đã chép như sau:

         Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

         Quân đi điệp điệp chùng chùng

    Ánh sao đầu súng bạn cùng mủ nan.

         Dân công đỏ đuốt từng đoàn

    Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

         Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai nên…

    Hãy chỉ ra những lỗi sai, thiếu chính xác trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

             ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)

  • ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)
Cho văn bản sau:
         

    ĐỌC – HIỂU ( 2.0 điểm)

    Cho văn bản sau:

              “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.

                                                    (Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân)

    Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    1/ Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm)   

    2/ Trong đoạn văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…”  tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm)

    3/ Viết một văn ngắn (không quá 10 dòng) trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên?  (1,0 điểm)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm) 

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

    "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến những quan hệ riêng tư, đến số phận cá nhân với thái độ bất hòa và bất lực trước môi trường xã hội tầm thường, giả dối, tù túng dưới ách thực dân. Thế loại thích hợp nhất với chủ nghĩa lãng mạn là thơ trữ tình và các thể loại văn xuôi trữ tình."

    (Dựa theo Ngữ văn lớp 11 tập 2, tr.l 13, Nxb Giáo dục)

    1. Chỉ ra nội dung cơ bản của đoạn trích?

    2. Nội dung cơ bản trên đã được cụ thể hóa bằng những ý nào?

    3. Anh/ chị hiếu thế nào về "thái độ bất hòa và bất lực trưởc môỉ trường xã hội” của các tác giả sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa?