Skip to main content

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)   Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b ) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm) Về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, có nhiều nhận xét trái chiều về sự tính toán khôn ngoan, cách sống thực dụng, hoặc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của nhân vật... Trình bày ý kiến riêng của anh/chị.  

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu

Câu hỏi

Nhận biết

II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm)

Về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, có nhiều nhận xét trái chiều về sự tính toán khôn ngoan, cách sống thực dụng, hoặc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của nhân vật...

Trình bày ý kiến riêng của anh/chị.

 


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rọ những ý chính sau đây:

1. KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, NHÂN VẬT ( 0,5 điểm)

- Nguyễn Khải được coi là một trong số những cây bút hàng đầu của văn xuôi VN hiện đại, Nét nổi bật trong phong cách sáng tác của Nguyễn Khải là chất triết lí- chỉnh luận sâu sắc, thâm trầm; là khả năng phát hiện vấn đề và phân tích tâm lí sắc sảo. “Một người Hà Nội”  là một truyện ngắn rất tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Khải trong thời kì đổi mói đất nước, đổi mới văn chương, rút từ tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi” ( 1995).

- Nhân vật chính của truyện ngắn là bà Hiền. Đây là nhân vật đầy ấn tượng, thu hút nhiều ý kiến khen chê trái chiều, làm tăng tính dân chủ cho văn chương. Tuy nhiên, sau tất cả những khen chê, nhân vật vẫn thể hiện đậm nét vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội.

2. TRÌNH BÀY Ý KIẾN:

Có thể đưa ra những kiến giảỉ riêng, độc lập, nhưng phải có tính thuyết phục. Sau đây là một vài gợi ý tham khảo:

- Vê sự tính toán khôn ngoan:  có thể lí giải theo góc độ tính cách của một con người từng trải, luôn tính trước mọi đường đi nước bước, cách tính toán của bà “luôn luôn đúng vì không cỏ lòng tự ái, sự ganh đua, thỏi thời thượng “- đó là cách sống của một con người bản lĩnh và trung thực- con người luôn dám là chính mình với những chuẩn mực mà mình tin là đúng đắn, sự đúng đắn đem đến lòng tự trọng cho bản thân và sự bình yên cho gia đình.

- Về cách sống thực dụng: có thể hiểu đó là biểu hiện của một con người thực tế, điềm đạm và chín chắn, không xốc nổi theo thời, nhưng cũng không hề quay lưng lại đời sống xã hội. (0,5 điểm)

Tùy theo quan niệm riêng, thí sinh sẽ làm rõ vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của nhân vật qua các mối quan hệ gia đình và xã hội, trong hai dòng thời gian của cả cuộc đời bà Hiền và của lịch sử đất nước. Cách sống, cách nghĩ, nếp sinh hoạt và văn hóa ứng xử của bà Hiền trong cả cuộc đời, trước những biến động ỉớn lao của đất nước đã thể hiện bản lĩnh cá nhân của một con người từng trải, trung thực, dũng cảm, thể hiện vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa trong cốt cách của một người Hà Nội thông minh và sâu sắc, lịch lấm và tinh tế. Trong cảm nhận đầy ngưỡng mộ của người kể chuyện, bà Hiền- người Hà Nội bình dị ấy thực sự là “một hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội...mượn gió bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”. ( 3,5 điểm).

Câu hỏi liên quan

  • PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội –

    PHẦN II : TẠO LẬP VĂN BẢN(8,0 điểm) Đề ôn thi THPT quốc gia (Đề 5) – Mỹ Đức A – Hà Nội – 2014.2015

    Câu 2: (5,0 điểm)

            Đọc khổ thơ đầu của bài “Tây Tiến” (Quang Dũng) có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất dữ dội, nguy hiểm”. Song lại có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ đã dựng lên được một bức tượng đài bất tử về người chiến binh Tây Tiến”.

    Qua 14 câu thơ đầu anh / chị hãy thấy hai ý kiến trên như thế nào?

  • (2,0 điểm) 
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng

     (2,0 điểm) 

    “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”

                       (Trích “Nhớ con sông quê hương”-Tế Hanh)

    Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    - Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ

    - Nội dung chính của đoạn thơ

    - Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

  • I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):
Đọc ngữ liệu sau:
“Ông là nhà văn của những tính cách phi thường,

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):

    Đọc ngữ liệu sau:

    “Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội....Ông cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến nhà văn tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu”

                                                                          (Dẫn theo www. wikipedia.org)

    1. Hãy cho biết đoạn văn trên nói về nhà văn nào?

    2. Trình bày vắn tắt những hiểu biết của anh/chị về sự nghiệp sáng tác của nhà văn đó. 

  • (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong

     (3,0 điểm)

    Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đặt ra trong bốn câu thơ sau đây:

                           “Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

                           Phải biết gắn bó và san sẻ

                           Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                           Làm nên Đất Nước muôn đời…”

                                     (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )
Câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điếm)

    Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

    "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

    Cô vân mạn mạn độ thỉên không"

    Dịch thơ:

    "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

    ( “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục).

    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

    ( “Tràng giang”, Huy Cận, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục)

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

             ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    a/ Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?  ( 0,5 điểm)

  • LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích

    LÀM VĂN ( 8.0 điểm) 

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ  “Đất Nước” (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm:

                             “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                              Phải biết gắn bó và san sẻ

                              Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                              Làm nên Đất Nước muôn đời”.

                                        (Ngữ văn 12, Tập 1, trang 117, NXB Giáo Dục, 2014)

     Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước?

     

  • II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

    Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:

    Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

    Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

    Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

    Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

    Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

    (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)

    Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 
Câu 4: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 4: (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

  • ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

              Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    -         Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    -  Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

    -         Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    -  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    c/ Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.”có ý nghĩa gì ? ( 0,5 điểm)