Skip to main content

­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)  Câu 2: ( 3,0 điểm): Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên.

­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 2: ( 3,0 điểm):
Hãy viết bài

Câu hỏi

Nhận biết

­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) 

Câu 2: ( 3,0 điểm):

Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên.


Đáp án đúng:

Lời giải của Luyện Tập 365

- Mục đích câu hỏi: Đây là bài văn đánh giá năng lực nhận thức và hiểu biết xã hội của học sinh, đồng thời kiểm tra kĩ năng làm văn nghị luận. Học sinh phải tổ chức được bài văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi câu và lỗi diễn đạt. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được những ý cơ bản về ước mơ giản dị mà cao đẹp của cậu bé chính là biểu hiện của lối sống chia sẻ, bù đắp, yêu thương.

- Mức tối đa: Thí sinh phải tổ chức được bài văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi câu và lỗi diễn đạt. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được những ý cơ bản về ước mơ giản dị mà cao đẹp của cậu bé chính là biểu hiện của lối sống chia sẻ, bù đắp, yêu thương. Sau đây là một số gợi ý về nội dung cần đạt. Giám khảo tham khảo và linh hoạt trong quá trình đánh giá bài viết của thí sinh:

I. MỞ BÀI: (0,5 điểm)

Giới thiệu câu chuyện và vấn đề gửi gắm trong câu chuyện:

(Câu chuyện gủi gắm thông điệp về lối sống yêu thương.)

II. THÂN BÀI: ( 2,O điểm)

1. TÓM TẮT NỘI DUNG CÂU CHUYỆN VÀ NÊU Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN (0,5 điểm)

- Chuyện kể về một cậu bé ước mơ có một chiếc xe lăn lắc tay để tặng cho người em tật nguyền của mình với lòng quyết tâm cao độ.

Ước mơ của cậu bé bình thường mà cao đẹp: không phải ước mơ được đón nhận, hưởng thụ mà là được chia sẻ, bù đắp yêu thương.

- Câu chuyện giản dị mà cảm động giàu ý nghĩa nhân văn, ca ngợi tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống đối với những người mà mình yêu thương.)

2. BÀN LUẬN VỀ Ý NGHĨA CỦA SỰ QUAN TÂM, BÙ ĐẮP, YÊU THƯƠNG

- Đối với người được đón nhận: (0,5 điểm)

+ Tình yêu, sự quan tâm phần nào bù đắp những thiệt thòi và mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người có hoàn cảnh éo le. (cậu bé muốn bù đắp cho người em bị tật nguyền trong văn bản)...

+ Tình yêu góp phần an ủi, động viên con người, giúp con người nỗ lực vươn lên chiến thắng hoàn cảnh, có thêm niềm lạc quan, sự tự tin và nghị lực sống...

- Đối với người chia sẻ: (0,5 điểm)

+ Biết yêu thương, sẻ chia, biết cho đi cũng sẽ được nhận lại niềm vui, niềm hạnh phúc, tình yêu, sự kính trọng. (Thái độ tự hào về người anh của mình của nhân vật tôi trong câu chuyện... )

+ Con người có ước mơ thiết thực và nỗ lực biến ước mơ đó trở thành hiện thực sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa. Đó là người có lẽ sống đẹp, có văn hóa, đáng tự hào.

- Con người nếu thiếu tình yêu, sự sẻ chia là biểu hiện của thói vô cảm, nếu xa lánh, kỳ thị với người  thua thiệt, tật nguyền con người sẽ trở nên ích kỉ, tàn nhẫn... (0,25 điểm)

3. BÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG: (0,5 điểm)

- Phê phán lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.

- Bồi dưỡng tâm hồn, biết bao dung, nhân ái, vị tha.

- Quan tâm, sẻ chia, tạo cơ hội cho những người bất hạnh, tật nguyền có được sự bình đẳng như mọi người...

- Thể hiện tình yêu thương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, trước hết là đối với những người thân yêu của mình....

III. KẾT BÀI: (0,5 điểm)

Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện

-  Mức 50% số điểm:

Thí sinh hiểu ý nghĩa của câu chuyện, có hướng làm bài đúng nhưng triển khai chưa đủ ý, trình bày chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về từ ngữ, diến đạt...

Mức không đạt: Sai lạc về nội dung và phương pháp.

Câu hỏi liên quan

  • (5,0 điểm):
Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có

    (5,0 điểm):

    Nhận xét về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Đối diện với khó khăn mất mát, người lính vẫn mang trong mình vẻ đẹp hào hùng”. Lại có ý kiến khác: “Trong tận cùng gian khổ, người lính vẫn ánh lên vẻ đẹp hào hoa”.

    Bằng cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ, anh(chị) hãy bình luận hai ý kiến trên.

  • II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 
Câu 4: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 4: (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

  • II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):
Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2a:

    Đất nước ta có rất nhiều những dòng sông đẹp đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sĩ.

    Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp một dòng sông trong một tác phẩm văn học mà anh/chị đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn THPT. 

  • I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) 
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Trong rừng

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) 

    Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    “ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...”

    (Trích “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành)

    a) Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho đoạn văn. (1,0 điểm)

    b) Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và tác dụng của chúng (1,0 điểm)

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )
Câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

    Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điếm)

    Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

    "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

    Cô vân mạn mạn độ thỉên không"

    Dịch thơ:

    "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

    ( “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục).

    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

    ( “Tràng giang”, Huy Cận, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục)

  • II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:
Hồn

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

    Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn:

    Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

    Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

    Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

    Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

    Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

    (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 149)

    Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.

  • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 
Câu 2:  (3,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết

    I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm) 

    Câu 2:  (3,0 điểm)

    Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 500 từ) để trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại.

  • (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
       “Mình đi, có nhớ

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

           “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

            Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

            Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

            Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

            Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

            Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

     

  • II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 

     Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm)

    Về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, có nhiều nhận xét trái chiều về sự tính toán khôn ngoan, cách sống thực dụng, hoặc vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của nhân vật...

    Trình bày ý kiến riêng của anh/chị.

     

  • I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):
Đọc ngữ liệu sau:
“Ông là nhà văn của những tính cách phi thường,

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm):

    Đọc ngữ liệu sau:

    “Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội....Ông cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến nhà văn tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu”

                                                                          (Dẫn theo www. wikipedia.org)

    1. Hãy cho biết đoạn văn trên nói về nhà văn nào?

    2. Trình bày vắn tắt những hiểu biết của anh/chị về sự nghiệp sáng tác của nhà văn đó.